Cách lắp cảm biến khói chỉ với 7 bước nhanh chóng – chuẩn kỹ thuật

Thực Hiện Kiểm Tra Hoạt Động Của Cảm Biến Khói

Cảm biến khói là thiết bị vô cùng cần thiết cho căn nhà của bạn. Tuy nhiên, nếu lắp sai cách, báo cháy bằng cảm biến khói sẽ không thể hoạt động được. Dưới đây là hướng dẫn cách lắp cảm biến khói an toàn và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

1. 2 lưu ý trước khi lắp cảm biến khói AN TOÀN – HIỆU QUẢ

Trước khi tiến hành lắp đặt, bạn cần lưu ý kỹ những điều sau đây để tránh gặp khó khăn trong quá trình lắp đặt và sử dụng.

1.1. Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ trước khi lắp đặt

Để đảm bảo quá trình lắp đặt cảm biến báo khói thuận lợi, hãy chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và dụng cụ cần thiết gồm có:

a. Cảm biến khói

Hiện nay, có rất nhiều loại cảm biến khói khác nhau, trong đó cảm biến khói Aqara là sản phẩm được rất nhiều khách hàng tin dùng và lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc để chọn mua.

Chuẩn Bị Cảm Biến Khói Trước Khi Lắp Đặt
Chuẩn bị cảm biến khói trước khi lắp đặt

b. Tua vít

Tua vít là dụng cụ dùng để siết hoặc tháo ốc vít. Bạn sẽ cần dùng tua vít khá nhiều trong quá trình lắp đặt cảm biến khói hay những thiết bị khác.

Tua Vít Là Dụng Cụ Không Thể Thiếu Trong Mỗi Hộ Gia Đình
Tua vít là dụng cụ không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình

c. Bút chì nhọn

Để đảm bảo vị trí khoan ốc vít được chính xác, bạn cần chuẩn bị sẵn chiếc bút chì nhọn để đánh dấu vị trí khoan.

d. Máy khoan

Đây là dụng cụ quan trọng cần có khi lắp đặt cảm biến khói. Máy khoan giúp tạo lỗ để gắn cảm biến khói lên tường bằng ốc vít.

Chuẩn Bị Máy Khoan Để Gắn Cảm Biến Khói
Chuẩn bị máy khoan để gắn cảm biến khói

e. Neo tường bằng nhựa

Thông thường khi khoan, bạn sẽ cần neo tường bằng nhựa để cố định thiết bị chắc chắn hơn.

Neo Tường Bằng Nhựa Giúp Cố Định Cảm Biến Khói Trên Bề Mặt Tường Hoặc Trần
Neo tường bằng nhựa giúp cố định cảm biến khói trên bề mặt tường hoặc trần

f. Vít tường

Với vít tường, thiết bị sẽ được cố định chắc chắn mà không sợ rơi khi gắn trên các bề mặt phẳng.

g. Kìm tuốt dây

Quá trình lắp đặt cảm biến khói cần xử lý nhiều dây điện, vì vậy, bạn cần một chiếc kìm tuốt dây để dễ dàng bóc, tách các vỏ dây.

Sử Dụng Kìm Tuốt Dây Để Bóc, Tách Dây Điện
Sử dụng kìm tuốt dây để bóc, tách dây điện

h. Máy cắt dây

Đi kèm với kìm tuốt dây đó chính là máy cắt dây. Công cụ này giúp cắt bỏ đoạn vỏ dây thừa để có thể thuận tiện kết nối nguồn điện với cảm biến khói.

Máy Cắt Dây Là Công Cụ Đi Đôi Với Kìm Tuốt Dây
Máy cắt dây là công cụ đi đôi với kìm tuốt dây

i. Đầu nối dây

Để kết nối 2 đầu dây cũng như hạn chế tình trạng tuột mối dây điện, bạn cần chuẩn bị sẵn vài đầu nối dây để tiện lắp đặt và đảm bảo an toàn.

Đầu Nối Dây Giúp Nối 2 Đầu Dây Điện Với Nhau
Đầu nối dây giúp nối 2 đầu dây điện với nhau

1.2. Chọn vị trí lắp đặt hợp lý

Việc chọn vị trí lắp đặt hợp lý vô cùng quan trọng bởi cảm biến khói sẽ hoạt động hiệu quả nhất nếu được đặt tại nơi phù hợp.

a. Các vị trí nên lắp đặt

Đặt tại những nơi có khả năng cháy cao

Bạn nên đặt cảm biến tại những nơi có khả năng cháy cao để có thể phát hiện kịp thời. Một số khu vực dễ xảy ra hoả hoạn có thể kể đến như: Khu vực nấu ăn, khu vực dành cho trẻ em (trong trường hợp trẻ nghịch lửa)…

Lắp Đặt Cảm Biến Khói Tại Nơi Dễ Xảy Ra Cháy Nổ Như Khu Vực Nấu Ăn
Lắp đặt cảm biến khói tại nơi dễ xảy ra cháy nổ như khu vực nấu ăn

Lắp theo từng khu vực nếu nhà rộng

Nếu nhà của bạn có diện tích rộng và các phòng nằm cách xa nhau, bạn nên chia ra từng khu vực để lắp. Ví dụ, lắp theo các hướng nhà như: hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của ngôi nhà.

Lắp Cảm Biến Khói Theo Khu Vực Nếu Nhà Có Diện Tích Rộng
Lắp cảm biến khói theo khu vực nếu nhà có diện tích rộng

Nếu phòng hoặc hành lang có chiều dài lớn hơn 12m

Trong trường hợp bạn muốn lắp nhiều cảm biến khói trong một khu vực phòng hay hành lang bởi diện tích khu vực đó rộng hơn 12m, bạn cần bố trí các thiết bị cảm biến khói cách xa nhau khoảng 12m.

Nhà nhiều tầng

Nếu ngôi nhà của bạn là nhà cao tầng, hãy đảm bảo rằng mỗi tầng đều có ít nhất 1 cảm biến khói, kể cả tầng hầm và tầng gác mái.

Để đề phòng trường hợp xảy ra cháy nổ khi bạn đang ngủ, hãy lắp cảm biến khói ngay trong phòng ngủ để có thể nghe rõ âm báo cháy hơn.

Đảm Bảo Mỗi Tầng Và Mỗi Phòng Ngủ Đều Được Trang Bị Cảm Biến Khói
Đảm bảo mỗi tầng và mỗi phòng ngủ đều được trang bị cảm biến khói

b. Lưu ý về vị trí

Bên cạnh việc chọn vị trí lắp đặt, bạn cũng cần chú ý những điều sau:

Lưu ý về khoảng cách lắp đặt

Nếu đặt cảm biến khói trên trần nhà, bạn cần đảm bảo thiết bị cách tường ít nhất 30cm. Nếu bạn đặt cảm biến khói trên tường, cần cách trần tối thiểu 15cm và tối đa 60cm.

Khoảng Cách Tối Thiểu Khi Lắp Đặt Cảm Biến Khói Trên Bề Mặt Phẳng
Khoảng cách tối thiểu khi lắp đặt cảm biến khói trên bề mặt phẳng

Nếu muốn đặt cảm biến khói trên trần nghiêng, bạn cần bố trí thiết bị tại góc vuông có cạnh bằng 90cm để tránh rơi vào vùng “không khí chết” (minh họa như hình dưới đây).

Khoảng Cách Cần Có Khi Lắp Đặt Cảm Biến Khói Trên Bề Mặt Trần Nghiêng
Khoảng cách cần có khi lắp đặt cảm biến khói trên bề mặt trần nghiêng

Việc bạn lắp sai vị trí cảm biến khói sẽ khiến cảm biến khói hoạt động không hiệu quả hoặc không nhận biết được khói.

Dưới đây là một số khu vực bạn không nên lắp cảm biến khói để đảm bảo hiệu quả của thiết bị:

  • Khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh,…bởi độ ẩm sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác của cảm biến khói. Tham khảo thêm về lợi ích cũng như cách lắp đặt của bộ cảm biến nhiệt độ độ ẩm giúp ngăn chặn nấm mốc vi khuẩn cho ngôi nhà của bạn.
  • Khu vực thắp nhang, đốt tro như phòng thờ vì khi cảm biến khói dính bụi sẽ dẫn đến cảnh báo sai lệch.
  • Khu vực thường xuyên sử dụng quạt, điều hoà làm thoáng khí sẽ làm bay khói, dẫn đến cảm biến không nhận diện được khói và không cảnh báo được.
  • Khu vực lạnh dưới 4 độ C và nóng trên 38 độ C.

Tìm hiểu kỹ hơn về: Cảm biến độ ẩm không khí

Những Khu Vực Không Nên Lắp Cảm Biến Khói
Những khu vực không nên lắp cảm biến khói

2. 7 bước lắp cảm biến khói chuẩn kỹ thuật

Thao tác lắp đặt cảm biến khói không quá khó nhưng nếu bạn lắp sai kỹ thuật, thiết bị có thể sẽ không hoạt động chính xác.

2.1. Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt

Trước hết, bạn cần xác định vị trí lắp đặt hợp lý theo những lưu ý phía trên. Nên bố trí cảm biến khói tại mọi khu vực quan trọng như phòng ngủ và phòng bếp.

Tại chung cư, khu vực Lô gia cũng là nơi dễ xảy ra chập điện và cháy nổ, hoả hoạn tại khu vực này thường phát hiện muộn do nằm ở bên ngoài.

Đối với những cơ sở kinh doanh hộ gia đình cũng cần lắp tại nhà kho bởi phần lớn các vụ cháy xảy ra do các chứa nhiều hàng hóa dễ cháy, một khi cháy sẽ lan rất nhanh và không thể cứu kịp thời.

2.2. Bước 2: Tắt nguồn (dành cho loại có dây)

Để đảm bảo an toàn cho quá trình lắp đặt cảm biến khói, hãy ngắt mọi nguồn điện bằng cách sập cầu dao và kiểm tra bằng bút thử điện trước khi tiến hành lắp đặt.

2.3. Bước 3: Lắp đầu đỡ cho thiết bị cảm biến khói

Đi kèm với cảm biến khói chính là đầu đỡ. Bạn tháo lắp bằng cách vặn hoặc xoáy đầu báo khói và đế tuỳ từng dòng thiết bị.

Để lắp đầu đỡ, bạn thực hiện như dưới đây:

  • Với loại cảm biến khói không dây: Dùng bút chì đánh dấu 2 điểm khoan ốc vít. Dùng khoan để khoan 2 lỗ lên bề mặt, lắp 2 neo tường bằng nhựa vào 2 lỗ đó. Cuối cùng, sử dụng tua vít và vít tường để gắn đầu đỡ lên bề mặt đã khoan.
  • Với loại cảm biến khói có dây: Gắn đầu đỡ vào hộp điện đã được lắp đặt trước đó bằng cách tháo các vít trên hộp điện và đặt giá đỡ vào, sau đó, dùng tua vít vặn lại cẩn thận tránh bị nứt vỡ giá đỡ.

Mẹo: Để tránh bụi bẩn trong quá trình khoan, bạn nên sử dụng cốc giấy để áp lên vị trí khoan, sau khoan xuyên qua cốc giấy, bụi bẩn sẽ nằm trong cốc giấy mà không bị bay ra ngoài.

Nối Dây Điện Giữa Hệ Thống Và Cảm Ứng Khói
Nối dây điện giữa hệ thống và cảm ứng khói

2.4. Bước 4: Lắp pin

Pin chính là nguồn năng lượng cần thiết, vì vậy, bạn cần lắp pin để đảm bảo thiết bị có thể hoạt động được.

  • Đối với cảm biến khói không dây: Phần lắp pin sẽ nằm ở cạnh bên thiết bị, bạn mở nắp khoang pin và tiến hành lắp pin, lưu ý cần lắp đúng chiều pin theo hướng dẫn. Bạn cần tra cứu thông tin của nhà sản xuất để biết được loại pin tương thích là pin AA, CR123 hay 9V.
  • Đối với cảm biến khói có dây: Tiến hành đấu dây điện đi kèm vào dây điện được kéo xuyên qua giá đỡ trước đó. Sử dụng kìm tuốt dây để kéo các sợi đồng ra ngoài, nối 2 đầu dây điện bằng đầu nối dây.

*Lưu ý: Cảm biến khói có dây vẫn có thể sử dụng pin dự phòng, bạn có thể phải kích hoạt pin trước khi sử dụng.

Lắp Pin Vào Cảm Ứng Khói
Lắp pin vào cảm ứng khói

2.5. Bước 5: Gắn đầu báo khói vào đế

Để gắn đầu báo khói vào đế, bạn chỉ cần giữ đầu báo khói khớp với đầu đỡ và xoáy theo chiều kim đồng hồ. Khi thiết bị đã khớp với nhau, một số cảm biến khói chạy bằng pin có thể phát ra tiếng báo hiệu “bíp” hoặc phát sáng.

Lắp Đầu Báo Khói Sao Cho Khớp Với Giá Đỡ
Lắp đầu báo khói sao cho khớp với giá đỡ

2.6. Bước 6: Bật nguồn và kiểm tra

Sau khi đã hoàn tất các bước lắp đặt cảm biến khói, cần kiểm tra xem thiết bị đã hoạt động được hay chưa. Sau khi đã được kết nối điện, cảm biến khói có thể sẽ phát ra tiếng kêu hoặc phát sáng để báo hiệu.

Kết Nối Cảm Biến Khói Với Nguồn Điện Để Kiểm Tra
Kết nối cảm biến khói với nguồn điện để kiểm tra

2.7. Cài đặt cảm biến khói kết nối với điện thoại

Để kết nối cảm biến khói với điện thoại, bạn thực hiện những thao tác sau:

Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng tương thích trên điện thoại.

*Lưu ý: mỗi loại cảm biến khói sẽ dùng những app khác nhau, bạn cần tìm hiểu để sử dụng đúng ứng dụng cho từng thiết bị. Chẳng hạn, sản phẩm cảm biến khói của Aqara, bạn cần tải ứng dụng Aqara Home về máy.

Bước 2: Sau khi cài đặt xong, bạn truy cập ứng dụng và nhấn vào mục Home, sau đó, nhấn vào dấu cộng tại góc phía bên phải màn hình.

Bước 3: Màn hình hiển thị hộp thoại, chọn mục Add Accessory.

Tại Giao Diện Home, Nhấn Vào Dấu Cộng Ở Góc Phải Màn Hình
Tại giao diện Home, nhấn vào dấu cộng ở góc phải màn hình

Bước 4: Trên giao diện chọn mục Smart Smoke Detector.

Chọn Mục Smart Smoke Detector Để Tiến Hành Kết Nối Với Cảm Biến Khói
Chọn mục Smart Smoke Detector để tiến hành kết nối với cảm biến khói
Nhấn Lên Màn Hình 3 Lần Để Tiến Hành Kết Nối
Nhấn lên màn hình 3 lần để tiến hành kết nối

3. Cách kiểm tra cảm biến khói sau khi lắp đặt

Để chắc chắn rằng cảm biến khói sẽ hoạt động tốt và nhạy bén, bạn cần kiểm tra kỹ càng thiết bị sau khi lắp đặt.

 Kiểm tra lại vị trí

Việc lắp đặt đôi khi có thể sẽ xảy ra một số sai lệch nên bạn cần kiểm tra xem vị trí các linh kiện đã ổn định hay chưa, bao gồm:

  • Vị trí của đầu cảm biến: Kiểm tra xem đã khớp với giá đỡ hay chưa
  • Vị trí lắp đặt pin, đầu của pin: Kiểm tra pin đã được lắp chắc chắn và đúng chiều hay chưa
  • Vị trí dây nối (đối với cảm biến có dây): Kiểm tra các dây đã được nối đúng và chắc chắn hay chưa

Thao tác kiểm tra này vô cùng quan trọng, nếu bạn không kiểm tra, thiết bị có thể dẫn đến sai lệch hoặc không thể hoạt động được.

Kiểm Tra Kỹ Càng Vị Trí Linh Kiện Sau Khi Lắp Đặt Để Tránh Sai Lệch
Kiểm tra kỹ càng vị trí linh kiện sau khi lắp đặt để tránh sai lệch

 Kiểm tra hoạt động của cảm biến khói

Để bảo đảm độ nhạy bén cả thiết bị, cần xem xét cảm biến khói có hoạt động bình thường hay không. Bạn thực hiện bằng cách nhấn nút kiểm tra, khi đó:

  • Nếu đèn LED chỉ thị màu đỏ sáng trong 2 giây kèm theo tiếng “bíp-bíp” , cảm biến hoạt động bình thường, bạn không có gì cần lo ngại
  • Nếu có 3 tiếng “bíp-bíp”, khoang thu khói của cảm biến bị bẩn và cần vệ sinh sạch sẽ để hoạt động bình thường trở lại
  • Nếu cả đèn LED chỉ thị màu đỏ không sáng lẫn không có âm thanh nào phát ra tức là cảm biến đang bị trục trặc

Việc kiểm tra hoạt động của cảm biến khói rất cần thiết. Nếu bạn bỏ qua bước này, rất có thể bạn sẽ không biết nếu thiết bị đang gặp vấn đề.

Thực Hiện Kiểm Tra Hoạt Động Của Cảm Biến Khói
Thực hiện kiểm tra hoạt động của cảm biến khói

4. Hướng dẫn sử dụng bảo quản cảm biến khói đúng cách

Sau khi lắp đặt và kiểm tra xong cảm biến khói, bạn cũng cần phải lưu ý một số hướng dẫn bảo quản sau đây:

4.1. Kiểm tra hoạt động hàng tháng

Việc bảo dưỡng cảm biến khói nên được diễn ra định kỳ hàng tháng. Việc này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời nếu thiết bị gặp trục trặc. Khi tiến hành kiểm tra, bạn cần kiểm tra toàn bộ những linh kiện bao gồm:

  • Kiểm tra hoạt động của pin (đối với những loại không dây): Kiểm tra pin còn hoạt động không, có cần thay hay chưa
  • Kiểm tra hệ thống (đối với loại có dây): Kiểm tra phần dây nối còn ổn định hay không, có bị lỏng không
  • Kiểm tra toàn bộ hoạt động bằng cách sử dụng máy dò khói hoặc tạo khói giả: Đốt một mẩu giấy và để khói bay đến đầu cảm biến, nếu thiết bị phát ra âm báo thì vẫn hoạt động bình thường.
Kiểm Tra Định Kỳ Hoạt Động Của Cảm Biến Khói
Kiểm tra định kỳ hoạt động của cảm biến khói

4.2. Theo dõi hay pin cảm biến khói định kỳ

Cảm biến khói sau một thời gian sử dụng nhất định sẽ có dấu hiệu hết pin, vì thế, bạn cần kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ví dụ, cảm biến khói của hãng Honeywell có thời lượng pin là 5 năm, vì vậy, sau 5 năm sử dụng bạn mới cần thay thế pin mới.

Với một số dòng sản phẩm sử dụng loại pin không thể thay thế được như cảm biến khói Aqara, mặc dù thời lượng sử dụng của loại pin này có thể lên tới 10 năm nhưng bạn vẫn phải thường xuyên bảo trì.

Kiểm Tra Pin Thường Xuyên Để Đảm Bảo Cảm Biến Khói Luôn Hoạt Động Tốt
Kiểm tra pin thường xuyên để đảm bảo cảm biến khói luôn hoạt động tốt

4.3. Vệ sinh cảm biến khói thường xuyên

Các sản phẩm cảm biến khói thường sẽ có bộ phận cảm biến vô cùng nhạy bén,  nếu để bụi bẩn bám lên bộ phận ấy, thiết bị có thể sẽ báo hiệu sai lệch hoặc hỏng hóc. Vì thế, bạn cần vệ sinh định kỳ thiết bị của mình theo chu kỳ như:

  • Vệ sinh hàng tháng: Mỗi tháng bạn nên tháo cảm biến khói và lau chùi bằng khăn khô. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ngắt điện trước tháo thiết bị.
  • Vệ sinh theo năm: Bạn nên vệ sinh thiết bị mỗi năm một lần hoặc nhiều hơn. Lau bụi bẩn từ trong ra ngoài bằng cách tháo đầu đỡ ra và vệ sinh.

*Lưu ý: Không sử dụng các chất tẩy rửa, chất lỏng, chỉ sử dụng khăn khô hoặc bình khí nén.

Vệ Sinh Cảm Biến Khói Thường Xuyên Để Hạn Chế Bụi Bẩn Bám Vào Cảm Biến Khói
Vệ sinh cảm biến khói thường xuyên để hạn chế bụi bẩn bám vào cảm biến khói

Ngoài ra, khi lắp đặt cảm biến khói có thể kết hợp thêm lắp các loại thiết bị điện thông minh khác ví dụ như cảm biến rung độ nhạy cao kết hợp với chuông để kịp thời báo hiệu đến cho chủ nhà khi có biến động hay sự cố cháy nổ xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Cảm biến rung là gì?

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách lắp cảm biến khói và một số lưu ý trước, trong và sau quá trình lắp. Hi vọng rằng với những thông tin mà AKIA cung cấp, các bạn có thể thực hiện thành công!

AKIA SMART HOME là đơn vị chuyên cung cấp và tư vấn các sản phẩm nhà thông minh chính hãng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thông minh cho ngôi nhà của bạn, hãy đến ngay AKIA SMART HOME để trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 132i Đường Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Hotline liên hệ (có Zalo): 0342614161

Website: https://akia.vn

Shopee: https://shopee.vn/akia_smarthome 

Facebook: https://www.facebook.com/akiasmarthome

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0