Cách lắp đặt đấu công tắc điện thông minh tại nhà đỉnh cao nhất 2023

Người Dùng Tiến Hành Đổi Tên Các Nút Nhấn Trên Giao Diện Tương Ứng Với Thiết Bị Của Gia Đình Bạn (Nguồn: Internet)

Hiện nay, công tắc nhà thông minh đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các gia đình nên nhu cầu tìm hiểu về cách lắp đặt, cách đấu công tắc thông minh ngày càng nhiều. Bạn có thể tìm cách tự đấu ở nhà hay đơn giản muốn biết quy trình lắp đặt gúp hậu kiểm chất lượng đầu ra với các kỹ thuật viên tốt hơn. Hiểu được điều này, các chuyên gia của AKIA SMART HOME đã có bài chia sẻ hướng dẫn chi tiết cách lắp công tắc điện thông minh dưới đây, bạn có thể tham khảo thêm. 

1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi tiến hành đấu nối dây và lắp đặt công tắc thông minh, bạn cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ về nguyên vật liệu và kiến thức. Cụ thể như sau:

  • 2 tua vít (1 tua vít Phillips, 1 tua vít đầu dẹp).
  • 1 công tắc thông minh phù hợp công trình của bạn và vị trí muốn lắp đặt.
  • Dây điện có tiết diện vừa phải.
  • Kéo cắt dây.
  • Băng keo điện.
Trước Khi Tiến Hành Đấu Nối Dây Và Lắp Đặt Công Tắc Thông Minh, Bạn Cần Phải Có Sự Chuẩn Bị Đầy Đủ Về Nguyên Vật Liệu Và Kiến Thức
Trước khi tiến hành đấu nối dây và lắp đặt công tắc điện thông minh, bạn cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ về nguyên vật liệu và kiến thức

2. Bước 2: Chọn vị trí lắp công tắc

Để xác định được vị trí lắp đặt công tắc nhà thông minh, bạn cần kiểm tra xem công tắc nhà dùng thuộc loại đế âm hay đế nổi vì mỗi loại công tắc sẽ có cách xác định vị trí khác nhau.

Trường hợp 1: Lắp công tắc đế âm

Khi lắp công tắc điện thông minh với đế âm, người dùng cần phải đảm bảo:

Khoảng cách thực giữa 2 đế âm luôn lớn hơn hoặc bằng so với kích thước đã được ghi trong chỉ dẫn (~ khoảng 25 mm). Bạn cần phải áp dụng khoảng cách một cách chính xác đúng theo chỉ dẫn để hai công tắc được sát nhau.

  • Đối với công tắc hình chữ nhật: Người dùng cần phải chôn bằng hoặc chôn thấp hơn với bề mặt hoàn thiện.
  • Đối với công tắc hình vuông: Người dùng cần phải chôn bằng hoặc chôn thấp hơn khoảng 2 – 3mm so với bề mặt đã được hoàn thiện.

Độ sâu đế âm tối thiểu đạt từ 30mm trở lên do phần mạch điện phía sau công tắc thông minh sẽ dày hơn công tắc cơ thông thường. Nếu không đạt độ sâu, cần sắp xếp các dây điện bên trong cho gọn gàng mới có thể lắp đặt được.

Khoảng Cách Lắp Đặt Giữa Các Công Tắc Thông Minh Đế Âma
Khoảng cách lắp đặt giữa các công tắc điện thông minh đế âm

Trường hợp 2: Lắp công tắc đế nổi

Trong trường hợp lắp đặt thiết bị điện thông minh trên bề mặt tường gỗ không có đế âm, bạn cần khoét 1 lỗ vuông không lớn có kích thước khoảng 5x5cm. Chiều sâu khoét  tối thiểu khoảng từ 4 – 5cm đảm bảo vị trí lắp đặt công tắc thông minh được chắc chắn.

Trong trường hợp lắp đặt công tắc thông minh lên tường xi măng không có đế âm hiện hữu, bạn có thể mua đế nổi, sau đó tiến hành cố định đế nổi lên tường trước, sau đó mới lắp công tắc thông minh vào đế nổi đó

Người Dùng Cần Chọn Vị Trí Lắp Công Tắc Cho Phù Hợp
Người dùng cần chọn vị trí lắp công tắc cho phù hợp

3. Bước 3: Chọn loại công tắc thông minh phù hợp 

Trước khi lắp bạn cần chọn được loại công tắc thông minh phù hợp với bảng công tắc tường nhà bạn. Cụ thể:

  • Công tắc 1 chiều: Sử dụng để mở hoặc đóng một mạch điện chỉ từ một hướng. Thường được sử dụng trong các hệ thống đơn giản như đèn chiếu sáng, quạt.
  • Công tắc 2 chiều: Sử dụng trong các mạch điện nơi cần kiểm soát một thiết bị từ hai điểm khác nhau. Thường được sử dụng trong các hệ thống chiếu sáng nơi có hai công tắc kiểm soát một bóng đèn.
  • Công tắc cảm ứng: Sử dụng để điều khiển ánh sáng, thiết bị điện hoặc hệ thống tự động hóa. 
  • Công tắc cửa cuốn: Thường được sử dụng trong hệ thống cửa cuốn tự động, như cổng điện tử, cửa gara tự động. Công tắc này đảm bảo rằng cửa cuốn chỉ hoạt động khi có người hoặc xe đi vào hoặc thoát khỏi khu vực.

Xem thêm: TOP 6 công tắc thông minh loại 2 nút GIÁ TỐT BÁN CHẠY NHẤT 10/2023

Trước Khi Lắp, Bạn Cần Chọn Được Loại Công Tắc Thông Minh Phù Hợp Với Bảng Công Tắc Tường Nhà Bạn
Trước khi lắp, bạn cần chọn được loại công tắc thông minh phù hợp với bảng công tắc tường nhà bạn

4. Bước 4: Đấu dây công tắc thông minh

Với mỗi loại công tắc chúng ta sẽ có các bước lắp đặt khác nhau, trong bài này AKIA SMART HOME sẽ chia sẻ với bạn 3 cách đấu dây công tắc điện thông minh phổ biến hiện nay là công tắc cảm ứng (đảo chiều), công tắc 1 chiều và công tắc cửa cuốn.

1 – Hướng dẫn đấu dây công tắc cảm ứng (công tắc đảo chiều) 

Bước 1: Để tháo mặt kính của công tắc, bạn có thể sử dụng tua vít 2 cạnh và đặt nó vào lỗ ở cạnh dưới công tắc hoặc cạnh bên tùy thuộc vào chiều lắp đặt của sản phẩm. Sau đó, thực hiện một lực bẩy nhẹ để đẩy mặt kính ra khỏi thân của công tắc.

Để Tháo Mặt Kính Của Công Tắc, Bạn Có Thể Sử Dụng Tua Vít 2 Cạnh Và Đặt Nó Vào Lỗ Ở Cạnh Dưới Công Tắc
Để tháo mặt kính của công tắc, bạn có thể sử dụng tua vít 2 cạnh và đặt nó vào lỗ ở cạnh dưới công tắc

Bước 2: Kết nối dây có điện (nóng) với cực “L”, dây trung tính (lạnh/trung tính) với cực “N” và cực “1, 2,..” với thiết bị đóng ngắt và thiết bị điều khiển.  Sau đó, đặt các dây kết nối gọn gàng bên trong đế. Các đầu dây chưa được nối phải được cách điện để tránh đoản mạch. Tiếp theo, lắp công tắc vào đế lõm. 

Cuối cùng, bạn gắn công tắc vào đế bằng các vít được cung cấp và căn chỉnh cẩn thận trước khi lắp lại kính.

 Kết Nối Dây Có Điện (Nóng) Với Cực &Quot;L&Quot;, Dây Trung Tính (Lạnh/Trung Tính) Với Cực &Quot;N&Quot; Và Cực &Quot;1, 2,..&Quot; 
Kết nối dây có điện (nóng) với cực “L”, dây trung tính (lạnh/trung tính) với cực “N” và cực “1, 2,..”

2 – Hướng dẫn đấu dây công tắc 1 chiều

Bước 1: Dùng kìm tuốt đầu dây và nối vào đuôi đèn. Mở ốc ở đuôi đèn, đấu nối dây và siết chặt. 

Dùng Kìm Tuốt Đầu Dây Và Nối Vào Đuôi Đèn
Dùng kìm tuốt đầu dây và nối vào đuôi đèn

Bước 2: Gắn đèn vào đui đèn. Nối một đầu dây nóng từ nguồn điện vào công tắc. và kết nối dây nóng của bóng đèn với công tắc và dây nguội trực tiếp với nguồn điện.

Nối Một Đầu Dây Nóng Từ Nguồn Điện Vào Công Tắc. Và Kết Nối Dây Nóng Của Bóng Đèn Với Công Tắc Và Dây Nguội Trực Tiếp Với Nguồn Điện.
Nối một đầu dây nóng từ nguồn điện vào công tắc. và kết nối dây nóng của bóng đèn với công tắc và dây nguội trực tiếp với nguồn điện.

3 – Hướng dẫn đấu dây công tắc cửa cuốn

Bước 1: Trước tiên, bạn cần tháo mặt kính của công tắc bằng cách sử dụng tua vít 2 cạnh và đặt nó vào lỗ ở cạnh dưới công tắc hoặc cạnh bên tùy thuộc vào chiều lắp đặt của sản phẩm. Sau đó, thực hiện một lực bẩy nhẹ để đẩy mặt kính ra khỏi thân của công tắc.

Bạn Cần Tháo Mặt Kính Của Công Tắc Bằng Cách Sử Dụng Tua Vít 2 Cạnh Và Đặt Nó Vào Lỗ Ở Cạnh Dưới Công Tắc
Bạn cần tháo mặt kính của công tắc bằng cách sử dụng tua vít 2 cạnh và đặt nó vào lỗ ở cạnh dưới công tắc

Bước 2:  Đấu dây và cố định sản phẩm:

  • Dây có điện (nóng) với cực “L”, d
  • Dây trung tính (lạnh/trung tính) với cực “N”
  • 4 dây tín điện điều khiển xuống nút ấn cơ theo từng màu dây dựa trên quy định của nhà sản xuất lần lượt: K2 (Lên), K1 (Xuống), C (Chung), N0 (Stop).
4 Dây Tín Điện Điều Khiển Xuống Nút Ấn Cơ Theo Từng Màu Dây Dựa Trên Quy Định Của Nhà Sản Xuất Lần Lượt: K2 (Lên), K1 (Xuống), C (Chung), N0 (Stop)
4 dây tín điện điều khiển xuống nút ấn cơ theo từng màu dây dựa trên quy định của nhà sản xuất lần lượt: K2 (Lên), K1 (Xuống), C (Chung), N0 (Stop)

Sau khi chắc chắn các dây đã nối đúng, tiến hành đóng vít thật chắc chắn để tránh sự cố về điện. Người dùng bật cầu dao tổng. Sau đó, tiến hành quan sát trạng thái đèn trên các nút bấm để kiểm tra xem công tắc đã thật sự hoạt động được được hay chưa. Nếu đèn hiện ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng xanh dương thì chứng tỏ công tắc đã hoạt động.

Xem thêm:

Bước 5: Lắp đặt công tắc thông minh vào công trình

Cách đấu công tắc điện thông minh ở bước 3 là lắp đặt phần đế công tắc với đế âm tường bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đặt đúng mặt đế âm với mặt phẳng sao cho đúng chiều và khớp với nút logo, nút công tắc. Người dùng cần đặt dây điện nằm gọn sang hai bên để quá trình tiến hành lắp đặt phần công tắc vào đế âm được dễ dàng.

Đặt Đúng Mặt Đế Âm Với Mặt Phẳng Sao Cho Đúng Chiều Và Khớp Với Nút Logo, Nút Công Tắc
Đặt đúng mặt đế âm với mặt phẳng sao cho đúng chiều và khớp với nút logo, nút công tắc

Bước 2: Sau khi lắp đế công tắc với đế âm tường, tiến hành bắt vít và cố định bằng loại ốc chuyên dụng.

Sau Khi Lắp Đế Công Tắc Với Đế Âm Tường, Tiến Hành Bắt Vít Và Cố Định Bằng Loại Ốc Chuyên Dụng
Sau khi lắp đế công tắc với đế âm tường, tiến hành bắt vít và cố định bằng loại ốc chuyên dụng

Lưu ý:

  • Khi đóng bắt vít cần phải đóng chắc chắn, tránh hiện tượng cong vênh.
  • Ốc chuyên dụng được trang bị kèm trong hộp công tắc thông minh.

Bước 6: Cài đặt công tắc thông minh

Sau khi hoàn tất các bước lắp đặt, tiếp theo bạn sẽ tiến hành cài đặt công tắc kết nối với điện thoại và các trợ lý ảo phổ biến hiện nay từ nhiều thương hiệu lớn.

1 – Cài đặt công tắc thông minh với điện thoại

Cách kết nối công tắc thông minh với điện thoại chỉ qua 3 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tải ứng dụng điều hành cùng hệ sinh thái với công tắc thông minh của bạn.

Bảng ứng dụng tương ứng với mỗi hệ sinh thái thông minh:

Hệ sinh thái Ứng dụng
Hệ sinh thái Lumi App Lumi Life
Hệ sinh thái Samsung App SmartThings
Hệ sinh thái Smart Life Smart Living App
Hệ sinh thái Homekit Home App
Hệ sinh thái nhà thông minh đa nền tảng App Google Home
Hệ sinh thái thông minh đa nền tảng MSmartHome App
Hệ sinh thái Xiaomi Mi Home App
Hệ sinh thái thông minh Tuya Tuya Smart App
Hệ sinh thái Philips Hue App Philips Hue

 

Tải Ứng Dụng Điều Hành Cùng Hệ Sinh Thái Với Công Tắc Thông Minh Của Bạn
Tải ứng dụng điều hành cùng hệ sinh thái với công tắc thông minh của bạn

Bước 2: Bạn truy cập vào thiết bị, chọn tên thiết bị rồi tiến hành ghép nối.

Bạn Truy Cập Vào Thiết Bị, Chọn Tên Thiết Bị Rồi Tiến Hành Ghép Nối
Bạn truy cập vào thiết bị, chọn tên thiết bị rồi tiến hành ghép nối

Bước 3: Công tắc điện thông minh lúc này sẽ có ba chế độ đèn.

  • Đèn sáng chậm biểu thị thiết bị chưa được kết nối với hệ thống
  • Đèn sáng ổn định biểu thị đã kết nối với hệ thống
  • Đèn nháy liên tục biểu thị đã sẵn sàng kết nối với hệ thống

2 – Cài đặt công tắc thông minh với trợ lý ảo

Điều khiển bằng giọng nói là tính năng không thể thiếu với các thiết bị Smarthome hiện đại. Sau đây là cách cài đặt điều khiển bằng giọng nói cho công tắc trên một số nền tảng phổ biến.

1- Sử dụng Google Home

Để thêm các thiết bị công tắc điều khiển bằng giọng nói, bạn cần sử dụng vào tài khoản eWeLink. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tải và đăng ký tài khoản ứng dụng eWeLink.

 Tải Và Đăng Ký Tài Khoản Ứng Dụng Ewelink
Tải và đăng ký tài khoản ứng dụng eWeLink

Bước 2: Tải ứng dụng Google Home và thiết lập khai báo thiết bị Google Home với tài khoản Google trước khi kết nối với ứng dụng eWeLink. 

Tải Ứng Dụng Google Home Và Thiết Lập Khai Báo Thiết Bị Google Home Với Tài Khoản Google 
Tải ứng dụng Google Home và thiết lập khai báo thiết bị Google Home với tài khoản Google

Bước 3: Thay đổi ngôn ngữ mặc định phù hợp (Tiếng Việt).

Thay Đổi Ngôn Ngữ Mặc Định Phù Hợp (Tiếng Việt)
Thay đổi ngôn ngữ mặc định phù hợp (Tiếng Việt)

2 – Sử dụng Apple Homekit

Bạn có thể sử dụng Apple Homekit để điều khiển công tắc bằng giọng nói theo 3 bước cơ bản sau:

Bước 1: Tải xuống ứng dụng Home (Chỉ có trên hệ điều hành iOS).

Tải Xuống Ứng Dụng Home (Chỉ Có Trên Hệ Điều Hành Ios)
Tải xuống ứng dụng Home (Chỉ có trên hệ điều hành iOS)

Bước 2: Đăng nhập iCloud bằng ID Apple.

Người Dùng Cần Đăng Nhập Icloud Bằng Id Apple
Người dùng cần đăng nhập iCloud bằng ID Apple

Bước 3: Bật Chuỗi khóa iCloud và sử dụng ứng dụng Home để điều khiển thiết bị điện thông minh bằng giọng nói.

Bật Chuỗi Khóa Icloud Và Sử Dụng Ứng Dụng Home Để Điều Khiển Thiết Bị Điện Thông Minh Bằng Giọng Nói.
Bật chuỗi khóa iCloud và sử dụng ứng dụng Home để điều khiển thiết bị điện thông minh bằng giọng nói.

3 – Sử dụng Amazon Alexa

Bước 1: Tải xuống ứng dụng Amazon Alexa và đăng ký tài khoản.

Tải Xuống Ứng Dụng Amazon Alexa Và Đăng Ký Tài Khoản
Tải xuống ứng dụng Amazon Alexa và đăng ký tài khoản

Bước 2: Kết nối thiết bị công tắc điều khiển bằng giọng nói với hệ thống Wifi nhà bạn theo hướng dẫn trên ứng dụng.

Kết Nối Thiết Bị Công Tắc Điều Khiển Bằng Giọng Nói Với Hệ Thống Wifi Nhà Bạn Theo Hướng Dẫn Trên Ứng Dụng
Kết nối thiết bị công tắc điều khiển bằng giọng nói với hệ thống Wifi nhà bạn theo hướng dẫn trên ứng dụng

Bước 3: Tải ứng dụng eWeLink và kết nối với ứng dụng Alexa.

Người Dùng Cần Phải Ứng Dụng Ewelink Và Kết Nối Với Ứng Dụng Alexa
Người dùng cần phải ứng dụng eWeLink và kết nối với ứng dụng Alexa

Bước 4: Đặt tên cho thiết bị trên app và điều khiển.

Điều Khiển Bằng Giọng Nói
Điều khiển bằng giọng nói hiệu quả với Amazon Alexa

4 – Sử dụng Javis

Bước 1: Cài đặt ứng dụng Javis trên điện thoại và tiến hành đăng nhập

Cài Đặt Ứng Dụng Javis Trên Điện Thoại Và Tiến Hành Đăng Nhập
Cài đặt ứng dụng Javis trên điện thoại và tiến hành đăng nhập

Bước 2: Kích hoạt điều khiển bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo Google hoặc Olli (Maika).

Kích Hoạt Điều Khiển Bằng Giọng Nói
Kích hoạt điều khiển bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo Google hoặc Olli (Maika)

Bước 3: Điều khiển các thiết bị điện thông minh bằng giọng nói bằng loa thông minh Google Home hoặc Maika.

Điều Khiển Các Thiết Bị Điện Thông Minh Bằng Giọng Nói Bằng Loa Thông Minh Google Home Hoặc Maika
Điều khiển các thiết bị điện thông minh bằng giọng nói bằng loa thông minh Google Home hoặc Maika

Bước 7: Tạo các ngữ cảnh tự động với công tắc thông minh

Công tắc thông minh có khả năng kết nối với các thiết bị nhằm lên kịch bản tự động theo thói quen sinh hoạt, giúp cuộc sống của gia đình bạn tiện nghi hơn. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn về một số kịch bản phổ biến:

1 – Tắt/bật hệ thống đèn chiếu sáng

Với công tắc đèn thông minh, người người dùng có thể điều khiển toàn bộ hệ thống chiếu sáng trong nhà bằng điện thoại, giọng nói… mà không cần phải di chuyển đến từng phòng. Các bước thiết lập hệ thống đèn chiếu sáng cũng cực kỳ đơn giản: Sau khi đăng nhập được vào phần mềm, chọn “Tự động hóa mới” => “Cảm biến phát hiện thứ gì đó” => “Khi phát hiện chuyển động” => Bật công tắc.

Với Công Tắc Đèn Thông Minh, Người Người Dùng Có Thể Điều Khiển Toàn Bộ Hệ Thống Chiếu Sáng Trong Nhà Bằng Điện Thoại
Với công tắc đèn thông minh, người người dùng có thể điều khiển toàn bộ hệ thống chiếu sáng trong nhà bằng điện thoại

2 – Đóng/mở rèm cửa tự động

Tương tự ổ cắm hẹn giờ wifi, bạn có thể dùng công tắc thông minh để cài đặt lịch trình, giúp bạn kiểm soát được hoạt động đóng mở rèm trong nhà, tránh ảnh hưởng đến giờ nghỉ ngơi, nhịp sinh hoạt cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Các bước thiết lập tự động hóa rèm cửa như sau:

Bước 1: Sau khi đăng nhập được vào phần mềm, chọn “Tự động hóa mới”.

Bước 2: Nhấn “Xảy ra thời gian trong ngày” và tùy chọn thời điểm đóng/mở rèm cửa theo các tùy chọn:

  • Mặt trời mọc
  • Mặt trời lặn
  • Thời gian trong ngày

Bước 3: Sau khi thiết lập thời gian, lựa chọn phụ kiện được tự động hóa. Tại đây, bạn chọn “rèm cửa”.

Bước 4: Nhấn “Xong” để hoàn tất.

Bạn Có Thể Dùng Công Tắc Thông Minh Để Cài Đặt Lịch Trình, Giúp Bạn Kiểm Soát Được Hoạt Động Đóng Mở Rèm Trong Nhà
Bạn có thể dùng công tắc thông minh để cài đặt lịch trình, giúp bạn kiểm soát được hoạt động đóng mở rèm trong nhà

3 – Bật/tắt ngữ cảnh an ninh khi bạn vắng nhà

Cài đặt công tắc thông minh trên điện thoại, bạn có thể cài đặt hệ thống an ninh nội địa sẽ tự động phát tín hiệu cảnh báo đến bạn ngay khi phát hiện các hoạt động đáng ngờ. Đồng thời, hệ thống cũng sẽ kích hoạt loa báo động, tạo ra âm thanh đe dọa để đuổi kẻ gian khi họ có bất kỳ hành động nào không bình thường trong không gian nhà của bạn. Các bước thiết lập ngữ cảnh an ninh khi vắng nhà:

Bước 1: Sau khi đăng nhập được vào phần mềm, chọn “Tự động hóa mới”.

Bước 2: Chọn sự kiện “Cảm biến phát hiện thứ gì đó” và chọn loại cảm biến là “Door Test”.

Bước 3: Khi đến phần thiết lập cảm biến, bạn chọn “Mở”.

Bước 4: Nhấn “Xong” để hoàn tất.

Hệ Thống An Ninh Nội Địa Sẽ Tự Động Phát Tín Hiệu Cảnh Báo Đến Bạn Ngay Khi Phát Hiện Các Hoạt Động Đáng Ngờ
Hệ thống an ninh nội địa sẽ tự động phát tín hiệu cảnh báo đến bạn ngay khi phát hiện các hoạt động đáng ngờ

Vừa rồi là những chia sẻ hướng dẫn lắp đặt và cách đấu công tắc thông minh từ các chuyên gia của AKIA SMART HOME đúc kết từ những kinh nghiệp thực tế. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể tự mình lắp đặt công tắc tại nhà nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0