[Từ A – Z] Quy trình & Chi phí lắp đặt và thi công hệ thống điện thông minh

Kết Nối Không Dây Phù Hợp Lắp Đặt Tại Các Công Trình Dân Dụng Với Thời Gian Lắp Đặt Nhanh Chóng

Bạn đang tìm hiểu về cách lắp đặt hệ thống điện thông minh cho ngôi nhà thân của mình? Nếu đúng thì bài chia sẻ dưới đây là dành cho bạn. Bài viết sẽ cung cấp chi tiết hướng dẫn từng bước thi công điện thông minh trong nhà như thế nào phù hợp nhất với thực tế mạng điện ở Việt Nam, từ đó sẽ tiết kiệm được nhiều chi tiết hơn.

Đầu tiên, dù bạn tự lắp đặt hay thuê kỹ thuật viên lắp đặt cũng cần chuẩn bị một bản thiết kế điện nhà thông minh trong nhà. Bản vẽ mạng điện sẽ giúp tối ưu và thực hiện đi đường điện chính xác trong nhà, hơn nữa nó cũng đảm bảo an toàn cho gia đình bạn trong quá trình cách lắp đặt thiết bị điện thông minh và nếu sau này cần sửa chữa.

1. Bước 1: Xây dựng bản vẽ thiết kế điện nhà thông minh

Với những bạn tự thi công điện thông minh sẽ đặt câu hỏi “tại sao phải có bản vẽ thiết kế? cứ thế lắp đặt Smart Home được không?”. Theo các chuyên gia của AKIA SMART HOME – Đội ngũ đã thực thi rất công trình thực tế ở Việt Nam thấy rằng, không thể bỏ qua bước vẽ bản thiết kế mạng điện trong nhà, trong tất cả mọi hoàn cảnh. Bởi vì, có bản vẽ bạn sẽ xác định được các thông số quan trọng sau:

  • Số lượng thiết bị điện trong nhà cần lắp đặt: Xác định số lượng thiết bị thông minh cần lắp đặt trong một ngôi nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu của gia chủ, diện tích không gian và cách thức bố trí của căn nhà.
  • Vị trí lắp đặt: Mỗi thiết bị điện thông minh lắp đặt sẽ phù hợp với một vị trí riêng nhằm đảm bảo khả năng kết nối ổn định với trung tâm điều khiển. Trung tâm điều khiển Hub thường được đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà để không cách quá xa thiết bị nào.
  • Các loại thiết bị thông minh cần lắp: xác định rõ các thiết bị thông minh để định hình nên hệ thống tự động hóa nhà thông minh của gia đình mình. Ngoài ra, điều này cũng giúp bạn hiểu được phần nào cách thức hoạt động và giao thức kết nối của các thiết bị.
Một Vị Trí Lắp Đặt Phù Hợp Cần Đảm Bảo Có Thể Kết Nối Với Tốt Với Trung Tâm Điều Khiển Và Phát Huy Tối Đa Công Năng
Vị trí lắp đặt phù hợp cần đảm bảo có thể kết nối với tốt với trung tâm điều khiển và phát huy tối đa công năng

2. Bước 2: Xác định phương thức lắp đặt không dây hay có dây

Hiện nay, có 2 phương thức thi công điện thông minh phổ biến nhất: sử dụng kết nối có dây hoặc không dây. Hai phương thức này đều có những điểm cộng và điểm trừ riêng, phù hợp với kích thước không gian nhất định.

Thiết bị điện kết nối không dây Thiết bị điện kết nối có dây
Ưu điểm Kết nối nhanh

Lắp đặt dễ dàng nên thời gian lắp đặt ít

Đảm bảo tính thẩm mỹ cao

Ổn định duy trì tín hiệu, ngay cả trong không gian rộng
Nhược điểm Kết nối dễ bị chập chờn, xảy ra sự cố nếu khoảng cách quá lớn Lắp đặt đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu suất

Thời gian lắp đặt cần nhiều hơn.

Ứng dụng Căn hộ hay các ngôi nhà có diện tích vừa và nhỏ hoặc phạm vi sử dụng cách nhau không quá xa Các căn hộ, biệt thự lớn
Hệ Thống Kết Nối Có Dây Được Đánh Giá Là Phù Hợp Hơn Với Các Không Gian Rộng Lớn, Đặc Biệt Là Các Công Trình Thương Mại
Hệ thống kết nối có dây được đánh giá là phù hợp hơn với các không gian rộng lớn, đặc biệt là các công trình thương mại

Vậy nên dùng dùng thiết bị điện thông minh không dây hay có dây sẽ tốt hơn? 

Các không gian nhà lớn, nhiều tầng hay các công trình công cộng rộng lớn như trung tâm thương mại, bệnh viện… nên ưu tiên sử dụng kết nối có dây để tín hiệu ổn định hơn.

Trong khi đó, kết nối sóng không dây phù hợp với các công trình dân dụng vừa và nhỏ như căn hộ chung cư, nhà phố… Các kết nối tín hiệu không dây hoạt động hiệu quả trong một phạm vi kết nối nhất định. Bên cạnh đó, nếu quá nhiều thiết bị cùng cùng hoạt động 1 lúc thì sóng không dây có thể sẽ quá tải dẫn tới phản hồi chậm.

Kết Nối Có Dây Hoặc Không Dây Sẽ Phù Hợp Với Những Không Gian Nhất Định
Kết nối có dây hoặc không dây sẽ phù hợp với những không gian nhất định

3. Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ

Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi lắp đặt Smart Home bao gồm:

  • Dây dẫn (với kết nối có dây)
  • Thiết bị điện thông minh
  • Ổ cắm và công tắc thông minh
  • Nguồn điện
  • Các phụ kiện: Tua vít, khoan…

Lưu ý: 

  • Đảm bảo sự tương thích của thiết bị với nguồn.
  • Chắc chắn rằng có đủ dây dẫn và các đế âm.
  • Cần tính toán đến cả lực đẩy ra với những thiết bị có công tắc đến âm, bởi lực quá lớn có thể gây hại cho sản phẩm.
Bạn Cần Chú Ý Tính Tương Thích Giữa Thiết Bị Và Nguồn Điện
Bạn cần chú ý tính tương thích giữa thiết bị và nguồn điện

4. Bước 4: Lắp đặt hệ thống điện thông minh trong nhà

Thông thường với một ngôi nhà ở Việt Nam để lắp đặt điện thông minh sẽ bao gồm các hệ thống chiếu sáng, rèm cửa, đóng mở cửa, điều khiển tủ lạnh – điều hòa,… Nếu bạn mua riêng lẻ từng thiết bị điện thông minh về lắp sẽ rất đắt, để tiết kiệm chi phí hơn bạn chỉ cần lắp đặt công tắc thông minh cho tất cả thiết bị điện.

Ví dụ: Nếu bạn muốn dùng hệ thống chiếu sáng thông minh, bạn có thể mua bóng đèn thông minh hoặc điều khiển thông qua công tắc thông minh. Bóng đèn thông minh nổi tiếng có thể nhắc tới hãng Philip (Phillip Hue) nhưng chi phí cao, không linh hoạt trong việc thay thế, không quá phổ biến ở Việt Nam. Hiện Rạng Đông cũng đang sản xuất bóng đèn thông minh, bạn có thể tham khảo thêm hãng này nhưng chi phí cũng không hề rẻ.

Vậy để tăng tính ứng dụng và phù hợp với đa số các gia đình Việt Nam, trong bài viết này AKIA SMART HOME sẽ hướng dẫn bạn lắp đặt công tắc thông minh, bạn có thể ứng dụng điều khiển hầu hết các thiết bị điện thông minh trong nhà.

4.1. Lắp công tắc thông minh có dây

Lắp hệ thống điện thông minh giúp bạn vận hành và quản lý cuộc sống trơn tru hơn. Dưới đây là hướng dẫn lắp đặt nhà thông minh có dây dẫn với 3 bước chi tiết. Cụ thể như sau:

1- Chuẩn bị trước khi nối dây

Hiện nay, đa số nguồn điện ở Việt Nam sử dụng điện áp pha 220V/50Hz – dòng điện mạnh, có thể gây ra nguy hiểm nếu bị rò trong quá trình lắp đặt. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên ngắt cầu dao tổng trước tiên.

Bên cạnh đó, bạn cần tiến hành kiểm tra xem dây nóng (dây L) và dây nguội (dây N) đã chắc chắn trong hộp công tắc âm tường.

Ngắt Cầu Dao Tổng Trước Khi Lắp Đặt Điện Thông Minh Để Đảm Bảo An Toàn
Ngắt cầu dao tổng trước khi thi công hệ thống điện thông minh cho gia đình để đảm bảo an toàn

2- Đấu nối dây điện trên tường vào công tắc

Công đoạn này quan trọng đòi hỏi sự chính xác chính, bạn cần nối dây nóng với đầu “L”, dây nguội với đầu “N”, nối các đầu đánh số 1,2…tới các thiết bị.

Phần lớn mặt sau của các công tắc hiện đã in kí hiệu chữ và số nên việc đầu nối này sẽ dễ dàng và chính xác hơn. Sau khi nối xong, bạn nên kiểm tra lại độ chắc chắn của mối nối để tránh xảy ra nhầm lẫn.

Đấu Nối Dây Điện Trên Tường Vào Công Tắc
Đấu nối dây điện trên tường vào công tắc

3- Tháo rời mặt kính và cố định công tắc

Sau khi đã đấu nối dây dẫn của thiết bị thông minh với công tắc và nguồn, bạn sử dụng tua vít bẩy nhẹ để tách rời mặt kính ra khỏi thân công tắc. Gắn công tắc vào đế và cố định bằng ốc vít.

Hoàn Tất Lắp Đặt Công Tắc Điều Khiển Thiết Bị Thông Minh
Hoàn tất lắp đặt công tắc điều khiển thiết bị thông minh

4- Kiểm tra lại và chạy thử hệ thống điện thông minh

  • Kiểm tra các điểm đấu nối đã đúng kỹ thuật chưa, điểm nối có chắc chắn không?
  • Đối chiếu vị trí lắp đặt có khớp với bản vẽ không?
  • Xem xét các loại công tắc, các thiết bị cảm biến cũng như rèm cửa, chuông cửa có vận hành đúng không?

Xem thêm: Cách lắp đặt công tắc thông minh CHUẨN kỹ thuật 100%

4.2. Lắp công tắc thông minh không dây

Do các khác biệt trong đặc điểm hoạt động và cấu hình thiết lập nên mỗi thiết bị không dây cũng có cách thức lắp đặt và vận hành khác nhau. So với thiết bị điện có dây, việc lắp đặt thiết bị điện không dây đơn giản hơn nhiều bởi không cần tính toán đi dây phức tạp.

Với mỗi thiết bị điện khác nhau cách thức lắp đặt sẽ có những khác biệt nhất định tuy nhiên đều có những điểm chung giống nhau. Sau đây là hướng dẫn lắp đặt hệ thống nhà thông minh với 3 bước vô cùng chi tiết. Mời bạn đọc tham khảo:

1- Xác định vị trí lắp đặt 

Các thiết bị không dây có những vị trí lắp đặt riêng để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng. Ví dụ, với cảm biến cửa, bạn có thể lắp đặt ở các cánh cửa chính, cửa sổ hoặc các ngăn kéo tủ quan trọng.

2- Thực hiện lắp đặt theo hướng dẫn trong sách

Các hướng dẫn lắp đặt điện thông minh không dây đều được trình bày chi tiết trong quyển hướng dẫn sử dụng đi kèm trong vỏ hộp của thiết bị. Các thao tác lắp đặt thường thấy như sau:

Sách Hướng Dẫn Sử Dụng Có Hướng Dẫn Chi Tiết Về Cách Lắp Đặt Sản Phẩm
Sách hướng dẫn sử dụng có hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt sản phẩm

3-  Kiểm tra lại hoạt động thiết bị thông minh

Sau khi lắp đặt hoàn thiện, bạn nên kiểm tra lại hoạt động của thiết bị thông minh nhằm:

  • Đảm bảo vị trí lắp đặt có kết nối ổn định với Hub
  • Đảm bảo lắp đặt thiết bị nhà thông minh một cách chắc chắn, không bị kênh hay cong vênh
  • Đảm bảo các tính năng hoạt động mượt mà sau khi khởi động thiết bị và dùng thử

Khi lắp hệ thống điện thông minh, bạn cần chú ý khả năng kết nối và giao tiếp giữa các thiết bị để thiết lập đồng bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình.

6. Chi phí lắp hệ thống điện thông minh

Mỗi ngôi nhà thực tế sẽ lắp đặt số lượng và chủng loại thiết bị thông minh khác nhau tùy thuộc vào diện tích và nhu cầu của gia chủ. Do đó, chi phí lắp hệ thống điện thông minh cũng rất khác nhau. Với nhà phố, biệt thự hay căn hộ thì tổng chi phí khi lắp đặt cũng sẽ có những khác biệt rõ rệt.

Chi Phí Lắp Đặt Nhà Thông Minh Sẽ Khác Nhau Tuỳ Theo Từng Mô Hình Nhà
Chi phí lắp đặt trọn gói thiết bị thông minh khác nhau theo từng mô hình nhà thông minh

6.1. Chi phí lắp đặt cho từng thiết bị lẻ nhà thông minh

Nhà thông minh là kiểu nhà có hệ thống các thiết bị điện, điện tử thông minh có thể hỗ trợ con người trong việc quản lý và điều khiển từ xa như cảm biến chuyển động, công tắc thông minh, đèn thông minh, khóa cửa thông minh,…

Là các thiết bị ứng dụng công nghệ điện tử mới để tối ưu khả năng sử dụng và mỗi thiết bị lại có đặc điểm, yêu cầu riêng, việc lắp đặt chúng đòi hỏi kỹ thuật có kinh nghiệm và kiến chuyên môn cao, am hiểu về thiết bị nhà thông minh
Vì thế, khi cài đặt các thiết bị nhà thông minh bạn có thể mất một khoản chi phí dành cho lắp đặt từ khoảng 150,000 VNĐ – 500,000 VNĐ. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng thiết bị, bán kính công trình, độ khó của vị trí lắp đặt,…

Dưới đây là bảng chi phí lắp đặt thiết bị lẻ tại AKIA – Nhà phân phối thiết bị thông minh chính hãng của nhiều thương hiệu Smarthome hàng đầu như Aqara, Tuya, Yeelight…

Thiết bị Phạm vi Đơn giá

(VNĐ/cái)

Chú thích
Camera trong nhà Bán kính 10km 200,000
  • Giá trên chưa bao gồm phụ kiện phát sinh như: hộp kỹ thuật, ống nẹp, dây tín hiệu, dây điện…
  • Không lắp đặt đối với yêu cầu đi dây âm tường, khoan đá hoa cương…)
Lắp đặt có đi dây nguồn/mạng 250,000
Camera ngoài trời Bán kính 10km 250,000
Lắp đặt có đi dây nguồn/mạng 300,000
Công tắc thông minh/ Công tắc cửa cuốn Bán kính 10km 150,000
  • Giá chưa bao gồm phí đi dây điện, nếu chưa sẵn dây cần liên hệ báo phí riêng
Đèn thả trần (Trần thạch cao) Bán kính 10km 200,000
  • Yêu cầu có sẵn nguồn điện tại mỗi vị trí lắp đèn (dây điện thả xuống)
  • Kéo điện phí phát sinh: 50,000VNĐ/đèn
Đèn thả trần (Trần bê tông) Bán kính 10km  300,000
  • Yêu cầu có sẵn nguồn điện tại mỗi vị trí lắp đèn (dây điện thả xuống)
  • Kéo điện phí phát sinh: 50,000VNĐ/đèn
Đèn ốp trần (Trần thạch cao) Bán kính 10km 200,000
  • Yêu cầu có sẵn nguồn điện tại mỗi vị trí lắp đèn (dây điện thả xuống)
  • Kéo điện phí phát sinh: 50,000VNĐ/đèn
Đèn âm trần (Downlight) Không khoét lỗ 100,000
  • Yêu cầu có sẵn nguồn điện tại mỗi vị trí lắp đèn (dây điện thả xuống)
Khoét lỗ + kéo dây 200,000
Đèn ốp trần cỡ lớn (Yeelight, Halo, Yeelight A2001R900…) Trần bê tông 300,000
  • Yêu cầu có sẵn nguồn điện tại mỗi vị trí lắp đèn (dây điện thả xuống)
  • Kéo điện phí phát sinh: 50,000VNĐ/đèn
Trần thạch cao 400,000
Đèn led dây  Bộ nguồn 2m 150,000
  • Giá không bao gồm phí luồn led vào ống nẹp. Nếu có, báo phí riêng
Bộ nguồn 1m 50,000
Đèn quạt Trần thạch cao 300,000
  • Yêu cầu có sẵn nguồn điện tại mỗi vị trí lắp đèn (dây điện thả xuống)
  • Kéo điện phí phát sinh: 50.000VNĐ/đèn
Trần bê tông 400,000
Khóa thông minh Thay thế khóa có sẵn 400,000
  • Khóa cửa gỗ và khóa cửa nhôm Xingfa
  • Đối với cửa khó (không đủ kích thước, cần sửa lại: hàn, chêm…) liên hệ báo phía chi tiết
Lắp cửa mới 500,000
Rèm thông minh Kết nối động cơ rèm với Hub mới 100,000
  • Nếu khách đã có Hub đang dùng thì kết nối miễn phí chỉ áp dụng trường hợp khách đặt và lắp Ray rèm cửa AKIA
Phí kết nối thiết bị không thi công/ lắp đặt Bán kính tối đa 10km 100,000
  • Giá tính trên mỗi thiết bị

Lưu ý:

  • Đối với những khu vực có khoảng cách xa hơn 20km vui lòng liên hệ để báo phí riêng
  • Khu vực ngoài HCM (tỉnh) liên hệ để được báo giá chi tiết
  • Công tháo dỡ, di dời vị trí thiết bị sẽ tính bằng công lắp đặt mới của thiết bị đó
  • Camera do AKIA lắp đặt sẽ được bảo hành tại nhà trong 7 ngày
  • Lỗi Camera do người dùng sẽ tính phí

Ngoài chi phí để lắp đặt, cài đặt, hướng dẫn sử dụng thiết bị nhà thông minh, trong quá trình đó, khách hàng có thể cần trả thêm một số phụ phí phát sinh khác trong quá trình lắp đặt thiết bị điện thông minh, như:

Danh mục Giá thành (VNĐ) Ghi chú
Khoan trần bê tông 50,000 VNĐ/cái Từ 10 cái trở lên giảm 20% phí thi công (không giảm phụ phí)
Dán nẹp hoặc ốp hộp gỗ 10,000 VNĐ/mét Số lượng từ 10 mét giảm 30% phí thi công (không giảm phụ phí)
Dây điện 10,000 – 50,000 VNĐ/mét
Dây tín hiệu 7,000 – 30,000 VNĐ/mét
Ống nẹp 9,000 – 30,000 VNĐ/mét
Hộp kỹ thuật 10,000 – 50,000 VNĐ/cái
Công tháo dỡ từ địa điểm khác Thay đổi theo khoảng cách giữa các điểm Thay đổi theo khoảng cách giữa các điểm

Các chi phí phát sinh trong quá trình lắp đặt nhà thông minh cũng có thể khiến giá hoàn thiện nhà thông minh tăng thêm từ 100,000 VNĐ – 500,000 VNĐ.

Các khoản phí này chủ yếu liên quan đến cơ sở hạ tầng để lắp đặt các thiết bị đưa dây điện, dây tín hiệu, ống nẹp và hộp kỹ thuật vào các vị trí cần thiết trong nhà. Do đó, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu trước và lựa chọn các sản phẩm vừa tầm giá và phù hợp với hệ thống thiết bị để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Quá Trình Lắp Đặt Nhà Thông Minh Yêu Cầu Thợ Có Tay Nghề Cao Để Dễ Dàng Xử Lý Các Điều Kiện Công Trình Khác Nhau
Quá trình lắp đặt điện nhà thông minh yêu cầu thợ có tay nghề cao để dễ dàng xử lý các điều kiện công trình khác nhau

6.2. Chi phí tư vấn, thi công nhà thông minh trọn gói

Chi phí tư vấn, thi công điện thông minh dao động từ 29,000,000 VND – 189,000,000 VND. Tuy nhiên, giá lắp đặt hệ thống điện thông minh còn dao động tùy thuộc vào một số yếu tố như diện tích nhà, loại hình (thi công nhà thông minh, nhà phố, biệt thự..), thương hiệu Smart Home,… 

Biệt thự Nhà chung cư / Căn hộ Nhà phố
Cơ bản 59,000,000 VND Từ 29,000,000 VND 49,000,000 VND
Nâng cao 89,000,000 VND Từ 49,000,000 VND 59,000,000 VND
Cao cấp 189,000,000 VND Từ 79,000,000 VND 89,000,000 VND

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ lắp đặt trọn gói nhà thông minh nhưng còn cân nhắc về giá, hãy tham khảo chi phí tư vấn thiết kế, thi công của AKIA ngay dưới đây để có lựa chọn phù hợp nhất.

6.2.1. Gói dành cho biệt thự

Dịch vụ thi công nhà thông minh trọn gói dành cho biệt thự được chia theo từng hạng mục tính năng khác nhau. Với cách chia này, người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình dựa trên bản tư vấn và thiết kế của các kiến trúc sư.

1 –  Hạng mục chiếu sáng thông minh + điều khiển trung tâm

Hệ thống chiếu sáng trong nhà thông minh cho biệt thự 1 trệt và 1 lầu sẽ có chi phí thiết bị và lắp đặt rơi vào khoảng 35,999,000 VNĐ và có thể thay đổi tùy thuộc số lượng thiết bị lắp đặt. Với mức phí này, khách hàng sẽ có hệ thống đèn chiếu sáng cho toàn bộ căn nhà được điều khiển qua hệ thống công tắc thông minh có khả năng đóng/mở tự động, hẹn giờ, cảm biến tự động,…

Lắp Đặt Hệ Thống Chiếu Sáng Thông Minh Cũng Giúp Tiết Kiệm Tiền Điện
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh cũng giúp tiết kiệm tiền điện
Thiết bị dự kiến Chi phí thiết bị dự kiến (VNĐ) Chi phí thi công, kết nối (VNĐ) Dự kiến chi phí

(VNĐ)

Công tắc 29,999,000  6,000,000 

Đối với công trình trọn gói, chi phí sẽ là 20% dựa trên giá trị hợp đồng

35,999,000 
Cảm biến cửa ra vào
Cảm biến hiện diện
Bộ điều khiển trung tâm

Lưu ý: Bảng chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, số lượng và giá thành thi công sản phẩm còn thay đổi tùy vào diện tích công trình

2 – Hạng mục hồng ngoại thông minh

Bộ điều khiển hồng ngoại thông minh giúp người dùng có thể điều khiển tivi, máy lạnh, quạt từ xa… trong nhà từ xa một cách đơn giản và tiện lợi hơn. Đối với thiết kế biệt thự hai tầng, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 5,000,000 VNĐ cho bộ sản phẩm cảm biến hồng ngoại và HUB điều khiển trung tâm. Song, chi phí này cũng có thể thay đổi dựa trên diện tích nhà và số lượng sản phẩm sử dụng.

Sử Dụng Bộ Điều Khiển Trung Tâm Cho Hệ Thống Nhà Thông Minh Giúp Bạn Tự Động Hóa Việc Điều Khiển Thiết Bị Trong Nhà
Sử dụng bộ điều khiển trung tâm cho hệ thống nhà thông minh giúp bạn tự động hóa việc điều khiển thiết bị trong nhà
Sản phẩm dự kiến Chi phí thiết bị dự kiến (VNĐ) Chi phí thi công, kết nối (VNĐ) Dự kiến chi phí (VNĐ)
Bộ điều khiển  hồng ngoại ~ 5,999,000   ~ 1,200,000  

Đối với công trình trọn gói, chi phí sẽ là 20% dựa trên giá trị hợp đồng

~ 7,199,000  

Lưu ý: Bảng chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, số lượng và giá thành thi công sản phẩm còn thay đổi tùy vào diện tích công trình

3 – Hạng mục rèm cửa thông minh

Sử dụng rèm cửa thông minh cho ngôi nhà của mình sẽ giúp bạn trải nghiệm cuộc sống tiện lợi khi hệ thống rèm có thể tự động mở/đóng theo khung giờ mỗi ngày, tạo ngữ cảnh thích hợp cho nhiều hoàn cảnh.

So sánh với hệ thống rèm cửa truyền thống, chi phí cho rèm thông minh chỉ cao hơn khoảng 10 – 20% nhưng bạn lại có thể tận hưởng hệ thống rèm tự động, có thể điều khiển từ xa, làm việc theo lịch trình được cài sẵn, đem đến sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Rèm Cửa Thông Minh Vừa Giúp Tăng Tinh Thẩm Mỹ Vừa Tiện Lợi Cho Cuộc Sống
Rèm cửa thông minh vừa giúp tăng tinh thẩm mỹ vừa tiện lợi cho cuộc sống
Sản phẩm dự kiến Chi phí thiết bị dự kiến (VNĐ) Chi phí thi công, kết nối (VNĐ) Dự kiến chi phí (VNĐ)
Motor rèm 4,999,000   1,000,000  

Đối với công trình trọn gói chi phí thi công sẽ tính là 20% dựa trên giá trị hợp đồng

5,999,000 
Ray rèm

Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo cho 1 bộ. Giá thực tế sẽ được tính dựa trên kích thước của bộ rèm. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ AKIA theo hotline: 0342 614 161 để được hỗ trợ và tư vấn lắp đặt nhà thông minh sớm nhất.

4 – Hạng mục camera an ninh

Với chi phí khoảng từ 14,999,000 VNĐ cho hệ thống camera an ninh là bạn đã có thể đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, cũng giống như các hạng mục trên, chi phí lắp đặt hạng mục này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào số lượng thiết bị và diện tích nhà ở.

Sản phẩm dự kiến Chi phí thiết bị dự kiến (VNĐ) Chi phí thi công, kết nối (VNĐ) Dự kiến chi phí (VNĐ)
Camera 360 13,999,000   1,000,000  

Đối với công trình trọn gói chi phí thi công sẽ tính là 20% dựa trên giá trị hợp đồng

14,999,000 

Tổng Kết: Chi phí dành cho 1 biệt thự 2 tầng rơi vào khoảng 60,000,000 – 100,000,000 VNĐ (bao gồm thiết bị và chi phí thi công). Tuy nhiên, chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thiết bị và diện tích công trình của khách hàng.

6.2.2. Gói dành riêng cho từng phòng

Nếu không muốn lắp đặt gói dành cho cả căn hộ, biệt thự, khách hàng có thể tham khảo gói sản phẩm dành cho từng phòng.

1 – Chi phí lắp phòng ngủ

Đối với không gian phòng ngủ, khách hàng chỉ cần bỏ ra khoảng 8,270,000 VNĐ là sẽ có một căn phòng với hệ thống công tắc âm tường, rèm thông minh chất lượng, đảm bảo tiện nghi, an toàn cho giấc ngủ.

Thiết Bị Thông Minh Giúp Nâng Cao Chất Lượng Giấc Ngủ Cho Chính Bạn
Thiết bị thông minh giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho chính bạn
Sản phẩm Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)
Công tắc âm tường Aqara H1 Zigbee – Có dây N 2 850,000 1,700,000
Ray rèm cho Motor Rèm Aqara/Tuya 2 600,000 1,200,000
Động cơ rèm thông Minh Aqara Zigbee 1 2,590,000 2,590,000
Bộ điều khiển trung tâm Aqara Hub M2 Zigbee 3.0 1 1,490,000 1,490,000
Tổng cộng 8,270,000

2 – Chi phí lắp đặt phòng khách

Đối với không gian phòng khách, bạn nên ưu tiên lắp các hệ thống công tắc, rèm cửa, khóa cửa thông minh, camera an ninh vì đây là trung tâm của căn nhà với nhiều người qua lại nên có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và độ an toàn.

Với chi phí chỉ từ 12,255,000 VNĐ cho toàn bộ hệ thống thiết bị thông minh phòng khách, đây chắc chắn là gói sản phẩm bạn nên cân nhắc sử dụng.

Hệ Thống Thiết Bị Thông Minh Cho Phòng Khách Giúp Đảm Bảo Tiện Lợi, An Toàn Cho Gia Đình
Hệ thống thiết bị thông minh cho phòng khách giúp đảm bảo tiện lợi, an toàn cho gia đình
Sản phẩm Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)
Công tắc âm tường Aqara H1 Zigbee 3 850,000 2,550,000
Ray rèm cho Motor rèm Aqara/Tuya 2 600,000 1,800,000
Động cơ rèm thông minh Aqara Zigbee 2 2,590,000 5,180,000
Camera 360 Aqara G3 1 2,390,000 1,990,000
Cảm biến cửa ra vào và cửa sổ Aqara 3 245,000 735,000
Tổng cộng 12,255,000

3 –  Chi phí lắp đặt phòng bếp

Đối với nhà bếp, bạn không chỉ cần hệ thống đồ gia dụng chất lượng mà hệ thống đảm bảo an toàn cháy nổ thông qua các thiết bị như công tắc âm tường, cảm biến khói, cảm khiến khí gas, cảm biến hiện diện cho căn bếp của mình, vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo hiện đại cho nhà bếp.

Lắp Đặt Cảm Biến Khỏi Đảm Bảo An Toàn, Phòng Cháy Nổ Cho Nhà Bếp
Lắp đặt cảm biến khỏi đảm bảo an toàn, phòng cháy nổ cho nhà bếp
Sản phẩm Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)
Công tắc âm tường Aqara H1 Zigbee  2 850,000 1,700,000
Bộ Điều Khiển Trung Tâm Aqara Hub M2 1 1,290,000 1,290,000
Cảm biến khói Aqara thông minh Zigbee 3.0 1 750,000 750,000
Cảm biến khí Gas Aqara Smart Natural Gas Detector 1 1,230,000 1,230,000
Cảm biến hiện diện người Aqara FP1 1 1,490,000 1,490,000
Tổng cộng 6,460,000

Lưu ý: Bảng trên là chi phí sản phẩm, chưa bao gồm chi phí lắp đặt thi công

7. 7 câu hỏi thường gặp khi thi công nhà thông minh

Các giải pháp thông minh cho ngôi nhà được tạo nên bởi kết nối nội bộ, mang đến những tiện nghi tuyệt vời cho cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất khi tiến hành lắp đặt nhà thông minh cho ngôi nhà của bạn.

7.1. Làm sao để biết ngôi nhà phù hợp để lắp đặt thiết bị điện thông minh?

Với hệ thống điện 1 pha, bạn cần kiểm tra xem hai pha nóng – lạnh xem có tách biệt nhau hay không. Mọi công tắc và đế âm tường để hoạt động đều cần có hai pha này. Riêng đối với công tắc điện thông minh, vị trí lắp đặt công tắc luôn phải có dây N. Bạn tham khảo thêm top các mẫu công tắc thông minh 4 nút để có thêm sự lựa chọn cho ngôi nhà của mình.

Cần Xem Xét Các Đặc Điểm Về Nguồn Điện Để Biết Ngôi Nhà Có Phù Hợp Để Lắp Đặt
Cần xem xét các đặc điểm về nguồn điện để biết ngôi nhà có phù hợp để lắp đặt

7.3. Để xây dựng hệ thống nhà thông minh cần bao nhiêu thiết bị?

Số lượng thiết bị cần lắp phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu và diện tích không gian nhà của bạn. Trong trường hợp bạn muốn lắp đặt giải pháp an ninh thông minh cho ngôi nhà, bạn cần tiến hành lắp đặt 1 trung tâm điều khiển Hub cùng một số thiết bị thông minh tăng cường an ninh như: khóa điện tử thông minh, cảm biến cửa, cảm biến khói, camera thông minh, cảm biến chuyển động.

Còn nếu bạn đang đau đầu tìm cách hạn chế nguy cơ cháy nổ và muốn tiết kiệm điện năng tại gia đình thì các loại công tắc điện thông minh điều khiển từ xa, đèn cảm ứng là những phần không thể thiếu trong nhà của bạn.

Kết Nối Có Dây Hoặc Không Dây Sẽ Phù Hợp Với Những Không Gian Nhất Định
Kết nối có dây hoặc không dây sẽ phù hợp với những không gian nhất định

7.4. Có thể tự lắp đặt các thiết bị điện thông minh tại nhà không?

Một số thiết bị không dây có cách lắp đặt và cài đặt đơn giản như trung tâm điều khiển Hub, cảm biến cửa, cảm biến khói…bạn hoàn toàn có thể lắp đặt tại nhà.

Tuy nhiên, với một số thiết bị điện thông minh khác thì có cách lắp đặt có thể phức tạp và sử dụng những công cụ chuyên dụng hơn. Do đó, bạn cần đến sự hỗ trợ của những đơn vị có chuyên môn.

Camera Thông Minh Đang Được Tự Lắp Đặt Tại Nhà
Camera thông minh đang được tự lắp đặt tại nhà

7.5. Có cần đục tường, đi dây lại để lắp đặt thiết bị điện thông minh không?

Với những ngôi nhà bình thường muốn chuyển sang hệ thống nhà thông minh, bạn không cần đục tường và đi dây lại. Quá trình thực hiện lắp đặt chỉ cần thay thế các công tắc và ổ cắm thông thường bằng công tắc và ổ cắm thông minh. Như vậy , kiến trúc ban đầu của ngôi nhà vẫn giữ nguyên, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.

Với Những Ngôi Nhà Bình Thường Muốn Chuyển Sang Hệ Thống Nhà Thông Minh, Bạn Không Cần Đục Tường Và Đi Dây Lại Toàn Bộ
Với những ngôi nhà bình thường muốn chuyển sang hệ thống nhà thông minh, bạn không cần đục tường và đi dây lại toàn bộ

7.6 Thời gian lắp đặt các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh có lâu không?

Với các đa phần các công trình dân dụng thông thường hiện nay, sau khi đi dây xong, bạn sẽ mất thêm khoảng 1 tuần để lắp đặt và cài đặt hệ thống kết nối từ xa, hoàn thiện hệ thống nhà thông minh.

Thời Gian Lắp Đặt Thiết Bị Thông Minh Phụ Thuộc Vào Quy Mô Ngôi Nhà Và Số Lượng, Độ Phức Tạp Của Các Thiết Bị
Thời gian lắp đặt thiết bị nhà thông minh phụ thuộc vào quy mô ngôi nhà và số lượng, độ phức tạp của các thiết bị

Trên đây là chi tiết cách lắp đặt hệ thống điện nhà thông minh chi tiết các bước từ có dây đến không dây mà chúng tôi gợi ý cho bạn. Nếu bạn muốn đặt hàng các gói thi công thiết bị thông minh chính hãng – giá tốt, GỌI NGAY hotline 0342614161 của AKIA SMART HOME để được tư vấn lắp đặt nhà thông minh!

AKIA SMART HOME – Chuyên cung cấp và thi công lắp đặt thiết bị điện nhà thông minh chất lượng, như công tắc, ổ cắm, khóa cửa,cảm ứng thông minh,… phù hợp với từng nhu cầu khách hàng sử dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0