Cảm biến khói có dây là một thiết bị thông minh giúp kiểm soát trong các vụ hỏa hoạn do việc sử dụng điện, ga,…được đấu nối trực tiếp vào hệ thống điện nhà bạn. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về loại cảm biến báo khói có dây qua nội dung dưới đây.
1. Cấu tạo của cảm biến khói có dây
Được sử dụng để nhận biết và phát hiện các dấu hiệu của hỏa hoạn, cảm biến khói có dây có cấu tạo bao gồm:
- Dây kết nối: được sử dụng để kết nối thiết bị cảm biến khói với nguồn điện 120V trong nhà.
- Đèn LED: được lắp trên thiết bị cảm biến khói dùng để phát sáng, ra tín hiệu khi có sự cố về hỏa hoạn xảy ra.
- Còi báo khói: có chức năng tương tự với đèn LED, được sử dụng để phát ra âm thanh cùng thời điểm với đèn LED nhằm thông báo tới người dùng rằng có dấu hiệu của đám cháy xảy ra.
- Khóa chống cạy: có công năng như một “chùm chìa khóa”, được dùng để cố định tại vị trí báo cháy, tránh tình trạng bị kẻ gian cạy lấy mất.
- Đầu báo khói (hay còn được gọi là đầu dò khói): được nối với bộ trung tâm có dây 2 hoặc 3 dây; có nhiệm vụ nhận biết, phát hiện đám khói dựa trên mức độ giảm tầm nhìn của khói gây ra.
Khi có hỏa hoạn xảy ra, đầu dò khói của thiết bị cảm biến khói sẽ phát hiện những đám khói và tia lửa, sau đó, truyền thông tin tới bộ phận trung tâm của cảm biến khói. Tại thân cảm biến, các tia hồng ngoại bị phản xạ ngẫu nhiên, chạm vào tế bào quang điện, tạo ra sự thay đổi. Từ đó, cảm biến khói sẽ thu được tín hiệu và phát ra báo động cháy.
Trong bối cảnh nguy cơ cháy nổ tại các chung cư, quán karaoke,… ngày càng diễn biến phức tạp và nguy hiểm như hiện nay, lợi ích cảm biến khói càng được đáng giá cao hơn bao giờ hết.
2. Ưu và nhược của cảm biến khói có dây
Mặc dù được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình kiến trúc như các tòa nhà chung cư, trường học, trung tâm thương mại… tuy nhiên, cảm biến khói vẫn có những ưu và nhược điểm riêng.
2.1. Ưu điểm
Được mệnh danh là “lính cứu hỏa mini” của mọi nhà, cảm biến khói có những ưu điểm có thể kể đến như:
1 – Khả năng liên kết cao
Cảm biến khói có dây được kết nối với toàn bộ hệ thống chuông báo động trong ngôi nhà. Chính vì thế, khi có 1 thiết bị phát hiện khói, cả hệ thống sẽ cùng phát ra tiếng báo động, như vậy, thông báo cháy được truyền đi nhanh hơn, hiệu quả hơn, giảm nguy hiểm và giảm thời gian cứu hộ.
Như vậy, đối với những đám cháy có nguy cơ bùng lên diện rộng, việc báo cháy sớm trên toàn bộ hệ thống sẽ giúp bạn tiết kiệm những giây phút quý giá khi chữa cháy.
2 – Đáng tin cậy
Nhờ khả năng kết nối trực tiếp với hệ thống chữa cháy như chuông báo động, vòi phun nước…, cảm biến khói có dây có khả năng phát hiện khói, các đám cháy nhanh và nhạy hơn các loại cảm biến dùng pin phát wifi,…
Thêm vào đó, dù sử dụng nguồn điện tại nhà nhưng hầu như tất cả các sản phẩm cảm biến khói có dây trên thị trường đều có pin dự phòng nên chúng rất an toàn ngay cả khi nhà bạn bị mất điện.
Nhờ vậy, bạn có thể yên tâm làm việc, nghỉ ngơi mà không cần lo lắng về hỏa hoạn xảy ra dù trong bất cứ trường hợp nào.
3 – Hoạt động ổn định
Tuy hoạt động của cảm biến khói có dây phụ thuộc nhiều vào nguồn điện trong gia đình nhưng một vài sản phẩm vẫn được trang bị pin dự phòng để hạn chế rủi ro khi mất điện hoặc hệ thống điện gặp sự cố.
Chính vì thế, người dùng có thể yên tâm sử dụng, không phải lo sợ cảm biến khói có dây đột nhiên mất hoạt động.
4 – Tuổi thọ lâu hơn
Tuổi thọ sử dụng của cảm biến khói có dây cao lên tới hơn 10 sử dụng. Bên cạnh đó, cảm biến khói có dây hoạt động dựa trên nguồn điện gia dụng và chỉ sử dụng pin trong trường hợp cần thiết, còn cảm biến khói không dây lại sử dụng năng lượng từ pin thường xuyên 24/7 nên chúng cũng ảnh hưởng ít nhiều tới tuổi thọ của sản phẩm. Nhờ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không quá lo lắng về độ bền của chúng.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm mà cảm biến khói mang lại, nó cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:
1 – Thao tác lắp đặt phức tạp hơn
Không giống như cảm biến khói báo cháy không dây, việc lắp đặt rất đơn giản và thuận tiện, cảm biến khói có dây có công đoạn lắp đặt phức tạp hơn, phải đấu nối các dây điện, và cần phải nhờ sự trợ giúp từ các bác thợ lành nghề do chúng sử dụng nguồn điện trực tiếp từ chính ngôi nhà bạn.
Chính vì thế, nếu trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra hỏng hóc, bạn sẽ khó có thể tự sửa được mà cần phải gọi thợ đến sửa.
2 – Tính thẩm mỹ kém hơn
Do có dây điện loằng ngoằng nên đôi khi bạn phải đục lỗ, khoan tường để lắp đặt các thiết bị cảm biến khói có dây. Như vậy, nếu bạn không thi công cẩn thận, chúng có thể làm mất đi tính thẩm mỹ của căn nhà.
3 – Phát sinh thêm chi phí dây dẫn và giá thành sản phẩm cũng nhỉnh hơn
Do sử dụng dây dẫn làm “đường vận chuyển” năng lượng, nên khi lựa chọn cảm biến khói có dây, bạn sẽ phải trả thêm chi phí lắp đặt.
Tham khảo thêm: Cục báo cháy Aqara không dây Zigbee
3. Hướng dẫn lắp đặt cảm biến khói có dây
Mặc dù, việc lắp đặt cảm biến khói có dây khá khó khăn và phức tạp, tuy nhiên, bạn vẫn có thể hoàn toàn tự lắp đặt cảm biến khói có dây tại nhà với các bước cơ bản sau:
1 – Bước 1. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị những công cụ cần thiết dưới đây để phục vụ cho quá trình lắp đặt cảm biến khói có dây.
Về thiết bị/công cụ:
- Thang 6 chân
- Thước dây
- Cây bút chì
- Công cụ tìm stud
- Cưa
- Bút thử điện áp
- Cảm biến khói có dây
- Old-work electrical boxes
- Dây dẫn
- Thang
- Máy dò điện âm tường
- Máy khoan
- Thuốc cuộn
- Dụng cụ tuốt cáp
- Kìm tuốt dây điện
- Thiết bị đo điện áp
Vật liệu:
- Máy dò khói có dây
- Hộp điện cũ
- Đầu nối dây được UL chứng nhận
- Cáp NM 2 dây
- Cáp NM 3 dây.
2 – Bước 2: Đánh dấu vị trí lắp đặt cảm biến khói có dây
Sử dụng thiết bị dò điện (cách trần nhà khoảng 12 inch) để tìm vị trí không mắc mạch điện ngầm, sau đó, sử dụng Old-work electrical boxes để đánh dấu vào vị trí đó. Cuối cùng, bạn sử dụng bút đánh dấu để xác định vị trí cần lắp cảm biến khói có dây.
Một số vị trí nên đặt cảm biến khói có dây phổ biến như: trên trần nhà, trên tường phía trên gần trần,…
3 – Bước 3: Chạy dây cáp NM vào hộp điện đầu tiên (không áp dụng với cảm biến khói không dây)
Từ nguồn điện, chạy cáp 2 dây (có nối đất) đến vị trí hộp đầu tiên.
*Lưu ý: Các nguồn điện có thể lựa chọn:
- Ổ cắm có sẵn trên tường nhà
- Công tác âm trong tường
- Bộ ngắt điện
Tiếp đó, bạn cần đưa dây cáp đi xuyên tường và bạn nhớ chừa lại một đoạn dây cáp thừa kéo dài qua lỗ trên vách thạch cao.
4 – Bước 3: Chạy dây cáp đến các vị trí lắp đặt cảm biến khói khác
Bắt đầu từ vị trí hộp đầu cảm biến khói đầu tiên, bạn cần chạy 3 dây cáp (có nối đất) tới từng đầu cảm biến khói có dây tiếp theo. Dây phụ trong các dây cáp này cho phép các đầu cảm biến khói “nói chuyện” với nhau, để tất cả các đầu cảm biến khói sẽ cùng phát âm thanh báo động khi bất kỳ đầu thiết bị nào phát hiện khói hoặc lửa.
*Lưu ý: Bạn cần nối thừa một đoạn ngắn dây cáp để thuận tiện trong việc đi dây cáp xuyên tường hơn.
4 – Bước 4: Chèn dây cáp vào hộp điện (Không áp dụng với cảm biến khói không dây)
Tại mỗi vị trí của hộp, bạn cần cắt bỏ phần cáp thừa và chỉ để khoảng 8 inch cho mỗi hộp điện. Sau đó, sử dụng kìm tuốt để loại bỏ lớp vỏ ngoài của dây cáp bằng dụng cụ rọc cáp và luồn dây cáp vào hộp điện.
Tùy thuộc vào loại hộp của cảm biến khói có dây bạn đang sử dụng, cách kẹp dây cáp vào hộp sẽ khác nhau. Với một số hộp kim loại, bạn có thể cần lắp kẹp cáp vào các lỗ khoét trên hộp, trong khi các loại khác, bạn có thể kẹp bên trong để giữ cáp.
5 – Bước 5: Gắn hộp điện (Không áp dụng với cảm biến khói không dây)
Tại vị trí đã khoan, bạn sử dụng ốc vít để gắn hộp điện vào tường.
6 – Bước 6: Gắn tấm đế cảm biến khói có đây
Tại mỗi vị trí đã được đục lỗ sẵn của máy dò khói, bạn hãy luồn dây qua tấm gắn của cảm biến khói và tiến hành vặn ốc vít để cố định giá đỡ vào hộp kể trên.
*Lưu ý: Sử dụng đúng loại vít và cố định chúng
Luồn dây qua tấm gắn của cảm biến khói và tiến hành vặn ốc vít để cố định giá đỡ vào hộp
7 – Bước 7: Kết nối đầu báo khói có dây
Tại hộp đầu tiên, sử dụng đai ốc dây hoặc dây dẫn khác để nối dây dẫn trên đầu báo khói với quy tắc:
- Nối cái dây cùng màu (ví dụ: đen nối đen, trắng nối trắng) trên đầu báo khói
- Nói dây màu đỏ với dây màu vàng
Sau đó, bạn cần cố định đầu báo khói vào tấm lắp.
*Lưu ý: Bạn cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
8 – Bước 8: Lắp đặt pin dự phòng
Sau đó, bạn tiến hành lắp pin dự phòng vào cảm biến khói có dây. Ở bước này, bạn cần lắp đúng chiều pin và bạn cũng nên chụp lại mẫu pin để có thể thay đổi dễ dàng về sau.
9 – Bước 9: Kết nối với nguồn điện (Không áp dụng với cảm biến khói không dây)
Bước này tương đối phức tạp, bạn cần tắt mạch điện trong nhà và kiểm tra nguồn điện. Sau đó, mở ổ cắm, công tắc đèn hoặc hộp cố định trần và luồn dây điện vào mạch để nối cáp đầu báo khói vào mạch.
10 – Bước 10: Kiểm tra cảm biến khói
Cuối cùng, bạn cần kiểm tra đầu báo khói bằng cách nhấn từng nút kiểm tra một, nếu chúng hoạt động chính xác, tất cả các cảnh báo sẽ phát ra khi nhấn từng nút kiểm tra.
Như vậy, chỉ với 10 vô cùng chi tiết trên, bạn đã có thể hoàn thành việc lắp đặt cảm biến khói có dây tại nhà.
4. TOP 4 thương hiệu cảm biến khói có dây tốt trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường có 4 thương hiệu về ngành hàng thiết bị cảm biến báo khói thông minh được tin dùng và được ưa chuộng nhất, đó là: Kidde, Google Nest Protect, Kawa, Amos.
4.1. Thương hiệu Kidde
Kidde là một thương chuyên phân phối, sản xuất các thiết bị phát hiện, báo động và ngăn chặn đám cháy hay hỏa hoạn, vô cùng nổi tiếng đến từ nước Mỹ. Các sản phẩm cảm biến khói của Kidde rất an toàn và được tin dùng ở hơn 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Các thiết bị cảm biến khói có dây của Kidde có giá thành khá phải chăng khoảng từ 300,000 VNĐ tới 550,000 VNĐ nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí an toàn và có độ chính xác cao. Cảm biến khói thường Kidde 700 Series có loại là 2 dây và 4 dây, được sử dụng chủ yếu trong các công trình thương mại và công nghiệp như các trung tâm mua sắm, các nhà máy xí nghiệp,…
4.2. Cảm biến khói có dây Google Nest Protect
Google Nest là một thương hiệu con của Google chuyên sản xuất và phân phối các thiết bị cảm biến khói, cảm biến cửa, loa thông minh, bộ điều khiển thông minh, chuông cửa, camera,… dành cho các hộ gia đình.
Các thiết bị cảm biến báo khói của Google Nest không chỉ mang thiết kế sang trọng hiện đại, có độ bền cao mà còn có thể điều khiển từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại.
Với mức giá khá cao khoảng 3,000,000 VNĐ cho sản phẩm, thiết bị báo khói có dây Nest Protect thế hệ 1 sử dụng công nghệ cảm biến quang điện hiện đại, buồng nhận khói cải tiến mới giúp hạn chế tối đa báo động xảy ra.
4.3. Cảm biến khói có dây thương hiệu Kawa
Kawasan là một thương hiệu thuộc công ty TNHH Thế Bảo chuyên cung cấp các thiết bị điện thông minh như công tắc cảm ứng, công tắc điều khiển từ xa, các sản phẩm báo động, báo khách, báo khói,…
Cảm biến khói Kawa Kw-SM05C có giá thành vô cùng phải chăng (khoảng 320,000 VNĐ) nhưng vẫn đảm bảo chất lượng báo cháy chính xác, hạn chế khả năng báo báo động giả ở mức tối đa.
4.4. Cảm biến báo khói có dây thương hiệu Amos
Với mức giá chỉ khoảng 450,000 VNĐ, cảm biến khói có dây Amos sử dụng chất liệu nhựa ABS vô cùng bền bỉ và an toàn với môi trường. Không những vậy, cảm biến báo khói có dây Amos còn cho khả năng phát hiện đám khói nhanh và chính xác.
Tuy báo giá cảm biến khói phụ thuộc nhiều vào độ uy tín của thương hiệu, tính năng sản phẩm, nhìn chung, các loại cảm biến báo khói hiện nay có giá khá phải chăng, dao động từ 300,000 – 3,000,000 VNĐ.
5. Hỏi đáp về cảm biến khói có dây
Dưới đây là một số câu hỏi thường được hỏi nhiều nhất về thiết bị cảm biến khói.
5.1. Bao nhiêu lâu cần thay đổi cảm biến khói có dây?
Cảm biến khói có dây có thời gian sử dụng tối đa là 10 năm, sau 10 năm các linh kiện trong cảm biến khói đã bị hao mòn và cần phải thay mới.
Mặc dù cảm biến báo khói có dây không phải thay pin thường xuyên như các thiết bị cảm biến khói không dây, bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên hoạt động của cảm biến khói (ít nhất 1 tháng/lần).
5.2. Cảm biến khói có dây và không dây, nên chọn loại nào?
Tuỳ theo yêu cầu, mục đích của từng công trình mà bạn nên cân nhắc lựa chọn giữa cảm biến báo khói có dây và cảm biến khói không dây.
- Cảm biến khói có dây sẽ nhạy hơn trong việc bắt khói và hoạt động dựa trên dòng điện xoay chiều tại nhà. Hơn nữa, cảm biến báo khói có dây có thể liên kết toàn bộ hệ thống báo cháy, vòi vun nước, từ đó, có thể cao hiệu quả sơn tán và giảm thiểu rủi ro khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Cảm biến khói không dây có quy trình lắp đặt nhanh và gọn, có tính thẩm mỹ cao, có thể dễ dàng di dời, chuyển đổi, tuy nhiên, chúng lại phụ thuộc hoàn toàn vào pin nên bạn cần thường xuyên kiểm tra và thay pin định kỳ.
5.3. Cảm biến khói có dây nên và không nên lắp đặt ở vị trí nào?
Do cơ chế hoạt động dựa trên sự phát hiện, nhận biết các đám khói nên cảm biến chuyển động được nhiều chuyên gia nội thất khuyên rằng, nên đặt các vị trí như:
- Trần nhà
- Tường (gần trần nhất có thể)
- Hành lang dọc phòng ngủ
- Khu bếp (không nên lắp đặt trên trần mà hãy lắp đặt trên tường vì thường gây ra báo động giả)
- Nên lắp đặt theo chiều ngang ở giữa trần nhà và cách xa tường hoặc dầm ít nhất là 0.5m
Và bạn tuyệt đối không nên đặt cảm biến khói ở những nơi như:
- Khu vực có vật cản (tường ngăn cách, tủ, kệ)
- Khu vực trong góc (khói khó tiếp cận)
- Khu vực mà khói đến cuối cùng (hiệu quả của cảm biến khói sẽ không làm tốt vai trò của nó – tiết kiệm thời gian chữa cháy, sơ tán người dân)
- Phòng tắm (do hơi nóng từ phòng tắm có thể gây báo động giả.
Trên đây là phân tích chi tiết về ứng dụng, ưu nhược điểm, cách lắp đặt cùng các thương hiệu cảm biến khói có dây uy tín trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà bạn có thể lắp đặt thêm cảm biến cửa giúp cửa tự động mở ra vào trong những trường hợp khẩn cấp, giá cảm biến mở cửa bây giờ khá tốt cho bạn tham khảo.
Hy vọng, qua những thông tin chia sẻ khách quan trên, bạn sẽ sớm lựa chọn được thiết bị cảm biến phù hợp để bảo vệ gia đình và tài sản khỏi nguy cơ hỏa hoạn.
Nếu bạn đang muốn bảo vệ không gian sống của chính mình cũng như những người xung quanh bằng các thiết bị cảm biến khói thông minh, ĐỪNG CHẦN CHỪ mà GỌI NGAY theo hotline 0342614161 của AKIA để được tư vấn đặt hàng miễn phí nhé!