Cấu tạo 4 loại cảm biến khói PHỔ BIẾN NHẤT hiện nay

Cấu Tạo Cảm Biến Khói

Có 4 loại cảm biến khói phổ biến hiện nay, được phân loại dựa trên nguyên lý hoạt động và cách kết nối. Trong đó, thành phần chung trong cấu tạo cảm biến khói là hệ thống cảm biến và hệ thống bảo vệ, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện cũng như báo động về sự xuất hiện của khói.

1. Cấu tạo cảm biến khói quang điện (Photoelectric Smoke Detector)

Cảm biến khói điện quang (Photoelectric Smoke Detector) được trang bị với năm bộ phận chính có khả năng phát hiện hiệu quả các đám cháy âm ỉ, cụ thể:

  • Buồng quang học: Giúp phân tán ánh sáng khi phát hiện ra có khói, giảm độ sáng và điều chỉnh độ sáng phù hợp trước khi kích hoạt báo động.
  • Đầu dò: Thường có hình dạng như một chiếc đĩa có đường kính khoảng 150mm và dày 25mm, là nơi để thu khói và phát hiện ra khói, ngay cả những khói âm ỉ.
  • Đèn led: Giúp người dùng nhận diện được trạng thái của cảm biến khói (báo động, hết pin, pin yếu,…), cách thể hiện tuỳ vào từng sản phẩm.
  • Vỏ bảo vệ: Thường được làm từ nhựa PC hoặc ABS có khả năng chống cháy và độ bền cao.
  • Pin: Nguồn điện giúp cảm biến khói quang điện hoạt động hiệu quả, thường sử dụng loại pin có dung lượng 2400mAh.

Nguyên lý cảm biến khói điện quang: hoạt động bằng cách sử dụng đầu dò để phát hiện khói của đám cháy âm ỉ, sau đó, khói đi vào buồng phát quang, buồng phát quang cảm biến khói thông qua việc tán xạ ánh sáng. Từ đó, cảm biến khói phân tích và phát tín hiệu báo cháy kịp thời thông qua đèn led hoặc ứng dụng điện thoại (có sử dụng HUB) nếu có nguy hiểm.

Cấu Tạo Cảm Biến Khói
Cảm biến khói điện quang gồm 5 thành phần chính có chức năng khác nhau

2. Cấu tạo cảm biến khói ion hoá (Ionization Smoke Detector)

Cảm biến khói ion hoá (Ionization Smoke Detector) phản ứng nhanh nhạy với các hiện tượng khói hoặc đám cháy nhỏ. Tuy nhiên, đa số cảm biến khói ion hóa chưa tích hợp công nghệ thông minh nên ngoài còi hú báo động, không có tính năng gửi thông báo về điện thoại cho các thành viên trong gia đình. Và có cấu tạo chính như sau:

  • Hai điện cực âm và dương: Được thiết kế nhằm bảo vệ sản phẩm khỏi oxi hoá và phân huỷ.
  • Khoang quang học: Nơi chứa khói khi đi vào, bao gồm các tấm kim loại đặt xen kẽ nhau, tạo đường cho tia ion và dòng điện.
  • Nguồn phát ion: Tạo ra các ion dương và âm trong khoang cơ học.
  • Bộ thu tín hiệu: Có chức năng đo lường dòng điện giữa 2 cực, phát cảnh báo nếu đo lường được nguy hiểm.
  • Vỏ bảo vệ: Thường được làm từ nhựa chất lượng cao (PC, ABS) để chống cháy và bảo vệ tốt nhất cho sản phẩm.
  • Pin: Cấp nguồn hoạt động cho cảm biến khói ion hoá, thường sử dụng pin 9V.

Nguyên lý cảm biến khói ion hoá: hoạt động bằng cách thu khói đi vào khoang quang học, sau đó, tạo ra các ion dương và âm, sử dụng bộ thu tín hiệu đo lường khả năng nguy hiểm và báo động bằng còi hú nếu phát hiện ra sự sự cố.

Cấu Tạo Cảm Biến Khói
Cảm biến khói ion hoá có cấu tạo tương đối phức tạp

3. Cấu tạo cảm biến khói có dây (Hardwired Smoke Detector)

Cảm biến khói có dây (Hardwired Smoke Detector) là một thiết bị cảnh báo cháy được kết nối trực tiếp với hệ thống điện trong ngôi nhà của bạn, được cấu tạo bởi:

  • Đầu dò cảm biến: Nhận diện khói, phát hiện khói, có thể là cảm biến điện quang hoặc cảm biến ion hoá.
  • Mạch vi xử lý: Nơi tiếp nhận khói, xử lý tín hiệu từ đầu dò và phát tín hiệu báo động nếu phát hiện nguy hiểm.
  • Dây kết nối: Sử dụng dây cứng để kết nối trực tiếp với nguồn điện trong nhà, từ đó, giúp khả năng kết nối ổn định hơn.
  • Vỏ bảo vệ: Tương tự như các loại cảm biến khói khác, vỏ bảo vệ của cảm biến khói có dây thường được làm bằng nhựa chất lượng cao, chủ yếu là nhựa ABS nguyên sinh để giảm thiểu khả năng cháy nổ và tăng độ bền cho sản phẩm.

Nguyên lý hoạt động: Cảm biến khói có dây hoạt động bằng cách sử dụng đầu dò để phát hiện khói, sau đó, khói đi vào cảm biến, mạch vi xử lý tín hiệu đầu dò, đo lường và báo động cho gia chủ nếu phát hiện ra nguy hiểm.

Cấu Tạo Cảm Biến Khói
Cảm biến khói có dây có cấu tạo bởi dây cứng cho kết nối ổn định hơn

4. Cấu tạo cảm biến khói không dây (Wireless Smoke Detector)

Cấu tạo cảm biến khói không dây (Wireless Smoke Detector) có tính linh hoạt cao, do đó, được ứng dụng nhiều ở các khu vực như nhà cao tầng, nhà hàng, khách sạn, nhà chung cư,… Tuy có cấu tạo tương tự cảm biến khói có dây nhưng loại cảm biến khói không dây sử dụng pin để duy trì hoạt động thay vì dây điện. Nhờ đó, cảm biến khói không dây có thể kết nối đến bộ truyền trung tâm bằng các nguồn mạng như Wifi, Zigbee, Bluetooth,…

Nguyên lý hoạt động: Cách thức hoạt động của cảm biến khói không dây tương tự như cảm biến khói có dây, tuy nhiên, sản phẩm có thể kết nối với bộ điều khiển trung tâm bằng bộ truyền mạng không dây (Wifi, Bluetooth, Zigbee, Z-Wave,…) để người dùng có thể nhận được cảnh báo bằng ứng dụng trên điện thoại.

Cấu Tạo Cảm Biến Khói
Cảm biến khói không dây sử dụng pin để duy trì hoạt động

Dưới đây là bảng so sánh cấu tạo cảm biến khói của 4 loại cảm biến phổ biến để bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cấu tạo của cảm biến khói điện quang, cảm biến khói ion hoá, cảm biến khói không dây và cảm biến khói có dây:

So sánh Cảm biến khói điện quang Cảm biến khói Ion hoá Cảm biến khói có dây Cảm biến khói không dây
Giống nhau
  • Thiết kế: Hầu hết các loại cảm biến khói có thiết kế tương đối giống nhau với hình dạng tròn dẹt.
  • Vỏ: Phần vỏ thường được làm từ nhựa cứng có chất lượng cao nhằm chống cháy và bảo đảm tốt sản phẩm, thường là nhựa PC hoặc ABS nguyên sinh.
  • Cảm biến: Nơi tiếp nhận khói để đưa khói vào phân tích cũng như phát cảnh báo đến người dùng.
Khác nhau Buồng quang học Điện cực âm dương và nguồn phát ion Dây điện để kết nối với nguồn điện Sử dụng bộ truyền mạng và pin để duy trì hoạt động

Như vậy, cảm biến khói ion hoá có cấu tạo tương đối phức tạp khi lắp đặt 2 nguồn điện cực âm dương và cũng chưa tích hợp công nghệ thông minh nên ngoài còi hú báo động, không có tính năng gửi thông báo về điện thoại cho các thành viên trong gia đình. Ngược lại, cảm biến khói không dây ngày càng được ưa chuộng do tính linh hoạt và khả năng cảm biến nhạy cũng như ứng dụng bộ truyền mạng.

Trên đây là cấu tạo cảm biến khói cũng như nguyên lý hoạt động chi tiết nhất của 4 loại cảm biến khói được sử dụng phổ biến hiện nay là cảm biến khói điện quang, cảm biến khói ion hoá, cảm biến khói có dây và cảm biến khói không dây. Mong rằng, thông qua những chia sẻ trên, bạn có thể hiểu và phân biệt được sự khác nhau cơ bản của các loại cảm biến khói.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0