Công tắc cảm ứng thông minh được sử dụng rộng rãi thay thế cho công tắc thông thường, tuy nhiên, giá thành sản phẩm thường khá cao khiến cho nhiều người còn phân vân. Dưới đây là các mẫu công tắc cảm ứng thông minh chính hãng đang bán chạy nhất hiện nay, mời bạn tham khảo.

1.850.0002.150.000
Giảm 18%
1.690.000đ
1.390.000
5.00 out of 5
1.155.0001.320.000
Original price was: 1.100.000₫.Current price is: 990.000₫.
1.155.0001.320.000
880.000990.000
5.00 out of 5
1.155.0001.320.000
1.100.000
1.155.0001.450.000
530.000
550.000650.000
440.000500.000
470.000610.000

1. Công tắc cảm ứng thông minh là gì?

Công tắc cảm ứng thông minh là một loại công tắc giúp cho người dùng dễ dàng đóng/mở, bật/tắt các thiết bị từ xa thông qua ứng dụng tương thích. Các thiết bị có thể tương thích như bóng đèn, quạt, điều hòa, bình nóng lạnh,…. Người dùng chỉ cần thực hiện những thao tác cực kỳ đơn giản như chạm và điều chỉnh là có thể tự động hóa ngôi nhà của bạn.

Công tắc cảm ứng thông minh mang lại khả năng tiện lợi cao cho người dùng
Công tắc cảm ứng thông minh mang lại khả năng tiện lợi cao cho người dùng

2. Tính năng của công tắc cảm ứng thông minh

Mỗi sản phẩm công tắc cảm ứng thông minh thường được trang bị những tính năng cơ bản như sau:

1 – Kiểm tra trạng thái các thiết bị khi đi ngủ

Thay vì phải đi kiểm tra từng thiết bị điện khi đến giờ đi ngủ, người dùng hoàn toàn có thể kiểm tra thông qua ứng dụng trên điện thoại. Điều này giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và tránh bị mất ngủ về đêm, đặc biệt, phù hợp cho gia đình có con nhỏ hoặc người già.

2 – Thiết lập ngữ cảnh cho các thiết bị

Công tắc cảm ứng thông minh cho phép người dùng dễ dàng tạo kịch bản, thiết lập ngữ cảnh cho các thiết bị liên kết theo tuần hoặc từng ngày, từ đó, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tự động hoá lịch trình ngôi nhà dễ dàng hơn.

Công tắc cảm ứng thông minh có thể thiết lập ngữ cảnh cho thiết bị
Công tắc cảm ứng thông minh có thể thiết lập ngữ cảnh cho thiết bị

3 – Điều khiển các thiết bị từ xa chỉ cần có Internet

Tương tự như các loại công tắc thông minh điều khiển từ xa khác, khi đã thiết lập liên kết thiết bị với công tắc thông minh cảm ứng, người dùng có thể dễ dàng điều khiển thiết bị đó từ xa tại bất cứ đâu chỉ cần có kết nối Internet trên thiết bị điều khiển. Tính năng này giúp người dùng kiểm soát tốt hơn trạng thái của ngôi nhà, tiết kiệm được hoá đơn tiền điện và mang lại trải nghiệm thú vị hơn.

4 – Cài đặt, hẹn giờ bật/tắt thiết bị

Bên cạnh việc thiết lập lịch trình cho thiết bị, công tắc cảm ứng thông minh còn cho phép người dùng cài đặt và hẹn giờ bật/tắt thiết bị liên kết. Tính năng này giúp người dùng tiết kiệm điện năng và được trải nghiệm cuộc sống hoàn toàn tự động.

5 – Sử dụng trợ lý ảo Siri, Google Assistant , Amazon Alexa để điều khiển bằng giọng nói

Công tắc cảm ứng thông minh còn hỗ trợ người dùng điều khiển bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo như Siri, Google Assistant, Amazon Alexa. Người dùng có thể thực hiện các lệch như:

  • “Hey Google, turn on all  Aqara light”
  • “Hey Siri, turn off switch after 10 minutes”
  • “Alexa, is the light off?”

Lúc này, thiết bị cảm ứng thông minh sẽ tự động hiểu và thực hiện hành động mà bạn vừa ra lệnh. Tính năng này mang lại sự tự động hoá cho người dùng, không cần “chạm” vẫn có thể “điều khiển”.

Xem thêm: Công tắc điều khiển bằng giọng nói

Công tắc cảm ứng thông minh hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo
Công tắc cảm ứng thông minh hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo

3. 3 loại công tắc cảm ứng sử dụng nhiều nhất hiện nay

Công tắc cảm ứng có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào công nghệ không dây mà chúng sử dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ giới thiệu và phân tích ưu nhược điểm, ứng dụng của 3 loại công tắc cảm ứng sử dụng nhiều nhất hiện nay: công tắc cảm ứng công nghệ Zigbee, công tắc cảm ứng công nghệ Z-Wave và công tắc cảm ứng Wifi.

Phân loại Ưu điểm Nhược điểm Cách thức hoạt động Khả năng tương thích Smart Home
Công nghệ Zigbee
  • Dễ dàng thiết lập, kết nối ổn định
  • Hỗ trợ tối đa lên đến 65,000 thiết bị
  • Tốc độ cực nhanh, 40 – 250 Kb/giây
  • Tiết kiệm năng lượng
  • Có thể bị cản sóng bởi ngoại cảnh như tường, vật cản,…
  • Không an toàn như các hệ thống khác
  • Không ổn định bằng thiết bị đi dây
  • Không thể phủ sóng hết toàn bộ không gian rộng (độ phủ khoảng 10 – 20m)
Kết nối không dây, sử dụng hệ thống lưới để tương tác các thiết bị Tương thích với hầu hết các thiết bị có giao thức kết nối là Zigbee
Công nghệ Z-Wave
  • Mức độ an toàn và tin cậy lớn
  • Tiêu thụ ít điện năng
  • Sử dụng chuẩn AES-128 cực kỳ an toàn
  • Cài đặt đơn giản
  • Giới hạn trong tổng số 232 thiết bị, ít hơn Zigbee
  • Truyền tải dữ liệu chậm, 100Kb/giây
    Mức độ tương thích chưa đa dạng bằng Zigbee
Giao thức không dây, sử dụng sóng vô tuyến để tương thích Chỉ sử dụng được đối với Zensys và Sigma Designs
Cảm ứng Wifi
  • Được sử dụng rộng rãi tại các hộ gia đình
  • Mức độ an toàn cao khi sử dụng
  • Dễ dàng kết nối và sử dụng
  • Kết nối không ổn định và dễ bị đứt đoạn
  • Khả năng truyền tải dữ liệu chậm
Giao thức sử dụng sóng vô tuyến để kết nối Tương thích với các sản phẩm có giao thức kết nối là sóng Wifi

Mỗi loại giao thức công tắc cảm ứng có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp cho từng đối tượng và từng gia đình khác nhau. Giả sử, khi gia đình bạn chưa trang bị trung tâm điều khiển và đang sử dụng mạng Wifi, bạn nên sử dụng các sản phẩm công tắc cảm ứng thông minh kết nối Wifi.

Công tắc cảm ứng thông minh thường sử dụng 3 giao thức chính là Wifi, Zigbee, Z-Waze
Công tắc cảm ứng thông minh thường sử dụng 3 giao thức chính là Wifi, Zigbee, Z-Waze

3.1. Công tắc cảm ứng công nghệ Zigbee

Mạng Zigbee là một công nghệ không dây, được tạo ra dựa trên tiêu chuẩn 802.15.4 của IEEE. Do mạng Zigbee không cần nhiều cục phát trung tâm nên đây là một giải pháp giúp tối giản hệ thống truyền dữ liệu giữa các thiết bị thay thế cho Bluetooth và mạng Wifi.  Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ Zigbee được bảo mật với mã hóa AES-128 cùng độ tin cậy và ổn định cao, dùng cũng yên tâm hơn khi sử dụng hệ thống nhà thông minh.

Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ Zigbee được bảo mật với mã hóa AES-128 cùng độ tin cậy và ổn định cao
Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ Zigbee được bảo mật với mã hóa AES-128 cùng độ tin cậy và ổn định cao

Với loại công tắc này, người dùng có thể sử dụng năng lượng hiệu quả hơn bằng cách hẹn lịch và điều khiển chúng từ xa từ bất cứ đâu có Internet một cách dễ dàng. Hơn nữa, sóng Zigbee cũng tiêu tốn rất ít năng lượng nên các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này sẽ là lựa chọn tối ưu cho người dùng có nhu cầu tiết kiệm năng lượng cho gia đình.

Tuy nhiên, về độ phủ sóng, Zigbee chỉ có thể hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi kết nối trong khoảng 10 – 20m, và dễ bị nhiễu khi có vật cản như tường, đồ đạc trong nhà, từ đó, gây chập chờn cho thiết bị công tắc cảm ứng.

Ưu điểm Nhược điểm

– Dễ dàng thiết lập, kết nối ổn định

– Hỗ trợ tối đa lên đến 65,000 thiết bị

– Tốc độ cực nhanh, 40 – 250 Kb/giây

– Tiết kiệm năng lượng

– Có thể bị cản sóng bởi ngoại cảnh như tường, vật cản,…

– Không an toàn như các hệ thống khác

– Không ổn định bằng thiết bị đi dây

– Không thể phủ sóng hết toàn bộ không gian rộng (độ phủ khoảng 10 – 20m)

3.2. Công tắc cảm ứng công nghệ Z-Wave

Công tắc cảm ứng công nghệ Z-Wave sử dụng mạng Z-Wave để kết nối với các thiết bị thông minh khác. Z-Wave là một giải pháp thay thế năng lượng thấp hơn nhiều so với Wifi, nhưng với phạm vi lớn hơn nhiều so với Bluetooth. Z-Wave hoạt động bằng cách sử dụng sóng vô tuyến năng lượng thấp để liên lạc từ thiết bị này sang thiết bị khác.

Sóng Z-Wave có thể truyền tới 330 feet (100.584m) trong môi trường ngoài trời, không bị cản trở. Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này có thể kết nối được với các thiết bị xa hoặc ở các khu vực có sóng mạnh. Khác với sóng Wifi hoặc Zigbee hoạt động trên 2.4GHz, sóng Z-Wave hoạt động trên dải tần số vô tuyến 800 – 900MHz. Do đó, các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này không bị can thiệp bởi các thiết bị không dây khác trong nhà.

Các công tắc cảm ứng sóng Z-Wave hoạt động trên dải tần số vô tuyến 800 - 900MHz
Các công tắc cảm ứng sóng Z-Wave hoạt động trên dải tần số vô tuyến 800 – 900MHz

Các thiết bị Z-Wave đều tuân theo một tiêu chuẩn chung và được chứng nhận bởi Hiệp hội Z-Wave. Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này có thể hoạt động được với hơn 2,400 sản phẩm từ hơn 700 thương hiệu hàng đầu trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, các thiết bị Z-Wave thường có giá thành cao hơn so với các thiết bị sử dụng công nghệ không dây khác. Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này có thể không phù hợp cho người dùng có ngân sách hạn chế. Hơn nữa, sóng Z-Wave chỉ có tốc độ truyền dữ liệu từ 9,6 – 100 kb/giây, chậm hơn so với sóng Wifi hay Zigbee. Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này có thể không đáp ứng được nhu cầu sử dụng mượt mà bằng Zigbee.

Ưu điểm Nhược điểm

– Mức độ an toàn và tin cậy lớn

– Tiêu thụ ít điện năng

– Sử dụng chuẩn AES-128 cực kỳ an toàn

– Cài đặt đơn giản

– Giới hạn trong tổng số 232 thiết bị, ít hơn Zigbee

– Truyền tải dữ liệu chậm, 100Kb/giây

– Mức độ tương thích chưa đa dạng bằng Zigbee

3.3. Công tắc cảm ứng Wifi

Công tắc cảm ứng Wifi là loại công tắc sử dụng sóng Wifi – một loại sóng radio tương tự như sóng radio sử dụng trong lò vi sóng, nhưng ở cường độ thấp hơn rất nhiều. Sóng Wifi có thể truyền dữ liệu qua một bộ định tuyến (router) hoặc một điểm truy cập (access point) để kết nối với Internet.

Các thiết bị công tắc Wifi không cần phải có một trung tâm thông minh hay một mạng lưới riêng, chỉ cần có một bộ định tuyến hay một điểm truy cập là có thể kết nối được với các thiết bị khác. Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này có thể lắp đặt và sử dụng một cách đơn giản và nhanh chóng.

Các công tắc cảm ứng Wifi có thể lắp đặt và sử dụng một cách đơn giản và nhanh chóng
Các công tắc cảm ứng Wifi có thể lắp đặt và sử dụng một cách đơn giản và nhanh chóng

Các thiết bị công tắc cảm ứng Wifi được yêu thích bởi giá thành rẻ, thích hợp với nhiều đối tượng người dùng. Công tắc cảm ứng sử dụng sóng Wifi phải hoạt động liên tục để duy trì kết nối, do đó tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với các thiết bị sử dụng công nghệ không dây khác. Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này có thể phải thay pin hay sạc điện thường xuyên hơn.

Hơn nữa, sóng Wifi có thể bị suy giảm khi gặp vật cản như tường, kính, kim loại hay các thiết bị điện tử khác. Các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này có thể bị chập chờn, đứt đoạn hay giảm hiệu suất khi kết nối với các thiết bị xa hoặc ở các khu vực có sóng yếu.

Sóng Wifi hoạt động trên tần số 2.4GHz, giống như sóng Zigbee hay các thiết bị không dây khác. Do đó, các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này có thể bị can thiệp bởi các sóng không dây khác trong nhà. Ngoài ra, do Wifi dễ bị xâm nhập bởi các hacker hơn so với Zigbee hay Z-Wave, nếu không được bảo mật tốt, các công tắc cảm ứng sử dụng công nghệ này có thể gây ra các rủi ro về an ninh và an toàn cho người dùng.

Ưu điểm Nhược điểm

– Được sử dụng rộng rãi tại các hộ gia đình

– Mức độ an toàn cao khi sử dụng

– Dễ dàng kết nối và sử dụng

– Giá thành phải chăng

– Kết nối không ổn định và dễ bị đứt đoạn

– Khả năng truyền tải dữ liệu chậm

– Một vài nguồn cho rằng sóng Wifi có tác động tiêu cực đến sức khỏe, não bộ người dùng, và nhất là trẻ nhỏ

Như vậy, công tắc cảm ứng Z-Wave là lựa chọn tốt nhất cho những người dùng có nhu cầu cao về bảo mật, phạm vi tín hiệu và độ tin cậy của hệ thống nhà thông minh. Tuy nhiên, công tắc cảm ứng Z-Wave cũng có giá thành cao hơn so với các loại công tắc cảm ứng khác. Còn công tắc cảm ứng Zigbee sẽ phù hợp cho những người dùng có nhu cầu tiết kiệm năng lượng, an toàn và linh hoạt trong việc điều khiển các thiết bị thông minh.
Cuối cùng, công tắc cảm ứng Wifi đáp ứng tốt cho những người dùng có nhu cầu sử dụng thấp, chỉ muốn kết nối và điều khiển các thiết bị thông minh một cách đơn giản và nhanh chóng. Tuy vậy, loại công tắc cảm ứng này tiêu thụ năng lượng cao, độ phủ sóng không ổn định và dễ bị can thiệp và xâm nhập bởi các hacker.

4. So sánh công tắc cảm ứng thông minh và công tắc thường

Tiêu chí Công tắc cảm ứng thông minh Công tắc thường
Thiết kế mặt kính sang trọng Thông thường không – nếu có thì chi phí cao
Phím bấm cảm ứng Không có
Tính an toàn Có – tự động ngắt mạch khi quá tải Có thể có – nhưng chi phí sẽ đắt
Dây đảo chiều Có thể có Có thể có
Đèn nền Không
Tính năng điều khiển từ xa Không
Tính năng tiết kiệm điện Có thể có – nếu có chi phí sẽ đắt hơn
Tính năng hẹn giờ Không có
Tính năng đặt lịch trình Không có

Có thể thấy được sự khác nhau rõ rệt giữa công tắc cảm ứng thông minh và công tắc thường. Mặc dù giá thành công tắc cảm ứng thông minh chỉnh hơn chút nhưng người dùng sẽ được trải nghiệm những tính năng hiện đại, tiện nghi hơn rất nhiều.

Công tắc thông minh và công tắc thường có những điểm khác biệt nhau rõ rệt
Công tắc thông minh và công tắc thường có những điểm khác biệt nhau rõ rệt

5. Có nên mua công tắc cảm ứng không?

1 – Thiết kế sang trọng, hiện đại

Công tắc cảm ứng thông minh thường có màu chủ đạo là đen và trắng, và kết hợp với mặt kính cường lực, chống xước sang trọng, tạo được nét sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà.

2 – Tính an toàn cao

Công tắc cảm ứng thông minh thường được thiết kế với mạch cảm ứng điện từ giúp phát hiện ra dòng điện rò rỉ khoảng 10mA, do đó, khả năng chống giật của sản phẩm cực cao. Ngoài ra, khi người dùng liên kết với những thiết bị có công suất vượt quá công suất tối đa của công tắc cảm ứng thông minh, sản phẩm sẽ tự động ngắt mạch và tránh được tình trạng cháy nổ.

Công tắc cảm ứng thông minh có thiết kế viền và mặt kính sang trọng
Công tắc cảm ứng thông minh có thiết kế viền và mặt kính sang trọng

3 – Độ tiện lợi cao

Công tắc cảm ứng thông minh có thể lắp đặt dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản, mang lại sự tiện lợi cho người dùng. Sau khi kết nối, bạn có thể dễ dàng điều khiển, lên kịch bản, thậm chí kiểm tra công suất của các thiết bị thông minh nhanh chóng, tiện lợi.

4 – Vệ sinh, lau chùi dễ dàng

Hầu hết bề mặt sản phẩm được làm bằng kính, do đó, công tắc cảm ứng thông minh rất dễ vệ sinh và lau chùi. Tuy nhiên, người dùng nên vệ sinh sản phẩm bằng khăn mềm và tránh ẩm ướt để đảm bảo được an toàn trong quá trình sử dụng.

5 – Điều khiển đa hình thức

Khi sử dụng công tắc cảm ứng thông minh, người dùng có thể điều khiển thông qua 3 cách:

  • Trực tiếp trên công tắc
  • Điều khiển của thiết bị
  • Điều khiển thông qua ứng dụng tương thích

Từ đó, giúp tăng tính linh hoạt khi sử dụng, người dùng có thể lựa chọn cách thức điều khiển phù hợp nhất với hoàn cảnh. Giả sử, khi không tiện sử dụng điện ngoại hoặc để quên điện thoại ở đâu đó, bạn có thể sử dụng cách điều khiển trực tiếp trên công tắc cảm ứng.

Xem thêm: Công tắc điều khiển từ xa bằng điện thoại

Sản phẩm có thể điều khiển thông qua nhiều cách thức khác nhau
Sản phẩm có thể điều khiển thông qua nhiều cách thức khác nhau

6. Kinh nghiệm mua công tắc cảm ứng thông minh

Khi chọn mua công tắc điện thông minh, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:

6.1. Chọn theo điều kiện kinh tế

Các sản phẩm công tắc cảm ứng thông minh sẽ có giá chênh lệch phụ thuộc vào thương hiệu cũng như các tính năng của sản phẩm. Thương hiệu phân khúc tầm trung như công tắc cảm ứng thông minh Tuya, thương hiệu phân khúc tầm cao như Aqara, Lumi, Vconnex.

Người dùng có thể lựa chọn sản phẩm theo điều kiện kinh tế
Người dùng có thể lựa chọn sản phẩm theo điều kiện kinh tế

6.2. Chọn theo mục đích sử dụng

Bạn có thể dựa vào công suất tối đa, số nút của sản phẩm để xác định cần mua loại nào. Công tắc cảm ứng thông minh công suất thấp (400W) cho phép bạn kết nối với ít thiết bị hơn các sản phẩm có công suất cao (2000 – 3000W). Nếu bạn chỉ muốn liên kết với hệ thống bóng đèn, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có công suất thấp tương đương với giá thành sẽ thấp hơn như Công tắc cảm ứng Tuya Wifi Dimmer 3 nút – kính phẳng – Trắng.

6.3. Chọn theo tính năng

Các sản phẩm công tắc cảm ứng thông minh hầu hết đều có tính năng như điều khiển từ xa thông qua ứng dụng, hẹn giờ bật/tắt và thiết lập lịch trình cho thiết bị… Khi sở hữu công tắc cảm ứng thông minh có giá thành cao hơn, bạn có thể được trải nghiệm những tính năng đặc biệt hơn như ghi nhớ lịch sử trước khi mất kết nối, khoá trẻ em – khóa hiển thị – khoá đèn nền,…

6.4. Chọn theo khả năng kết nối

Có 3 giao thức kết nối công tắc cảm ứng thông minh là Wifi, Zigbee, Z-Waze, do vậy, người dùng cần dựa vào khả năng kết nối của nhà để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Giả sử, khi sử dụng giao thức Zigbee, người dùng cần trang bị bộ điều khiển trung tâm, do đó, sản phẩm phù hợp cho những gia đình đã được trang bị sẵn hoặc có ý định sử dụng bộ điều khiển trung tâm.

Trên đây là những ưu điểm, tính năng và các loại phổ biến cùng kinh nghiệm mua công tắc cảm ứng thông minh cho bạn tham khảo. Hy vọng qua những thông tin AKIA SMART HOME cung cấp, bạn có thể lựa chọn được thiết bị thông minh phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình.

0