Quá tải điện (Overload) là tình trạng diễn ra khi mức tiêu thụ của các thiết bị điện vượt quá công suất định mức cho phép của hệ thống điện. Hiện tượng này thường xảy ra khi sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc và có thể gây ra các tình trạng chập cháy làm hư hỏng các thiết bị. Để tránh ổ cắm điện bị quá tải bạn nên tìm hiểu về một số nguyên nhân và cách khắc phục khi sự cố này xảy ra.
1. Dấu hiệu nhận biết ổ cắm điện bị quá tải
Một số dấu hiệu quá tải điện:
- Nhảy cầu trì làm ngắn dòng điện.
- Khi cắm thêm một thiết bị vào ổ cắm điện và thấy phát ra những tiếng kêu bất thường.
- Những ổ cắm hoặc công tắc đèn, quạt,… bắt đầu xuất hiện mùi khét, rất có thể ổ cắm điện đã bị chập.
- Các thiết bị hoạt động yếu do cắm quá nhiều thiết bị trên cùng một ổ cắm dẫn đến không đủ công suất.
- Đèn chiếu sáng bị mờ.
- Ổ cắm nóng lên, xẹt lửa, có hiện tượng cháy nổ, mùi khét..là dấu hiệu nguy hiểm và bạn nên ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Ngoài kiểm tra bằng cảm quan theo các tiêu chí ở trên, bạn cũng có thể sử dụng ampe kìm để đo công suất thực tế sử dụng có đang cao quá mức cho phép không bằng cách:
- Bước 1: Khởi động thiết bị bằng cách nhấn công tắc nguồn.
- Bước 2: Chỉnh ampe kim về thang đo công suất (ký hiệu W).
- Bước 3: Nhấn và gạt cần để mở hàm kẹp cảm biến sau đó kẹp vào dây điện có dòng cần đo.
- Bước 4: Đọc kết quả đo được trả về trên màn hình hiển thị.
- Bước 5: So sánh kết quả đo được với công suất định mức của hệ thống điện. Nếu công suất đo được cao hơn thì có thể kết luận dòng điện trong ổ cắm điện bị quá tải.
2. Nguyên nhân và cách khắc phục ổ điện thông minh bị quá tải
Tình trạng quá tải điện không phải là hiện tượng hiếm gặp. Một số nguyên nhân dẫn đến ổ cắm điện bị quá tải và những điều bạn cần lưu ý khi xảy ra sự cố.
Cầu dao hoặc cầu chì của bạn bị lỗi
Cầu dao và cầu chì đểu là các thiết bị được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải dòng điện. Khi cầu dao lỗi sẽ xảy ra tình trạng cầu dao điện nhảy liên tục gây gián đoạn việc sử dụng điện. Nguyên nhân chính thường đến từ:
- Quá tải nguồn điện khi sử dụng đồng thời quá nhiều thiết bị trong giờ cao điểm
- Nguồn điện bị chập cháy do một thiết bị điện bị hư hỏng dẫn đến cầu dao tự ngắt để bảo vệ hệ thống điện
- Cầu dao điện bị hỏng trong quá trình sử dụng
Khi cầu chì bị lỗi, thiết bị điện sẽ dừng hoạt động và khi đó cần thay thế cầu chì mới. Cầu chì bị lỗi thường xuất phát từ một số nguyên nhân như: sử dụng thiết bị điện công suất lớn hơn định mức cho phép, hệ thống điện bị chập mạch, sử dụng nhiều thiết bị điện cùng 1 lúc… Hiện tượng bị lỗi cầu dao hoặc cầu chì thường xảy ra khi sử dụng hệ thống điện dân dụng, trong hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ…
Sử dụng một ổ cắm cho nhiều thiết bị điện
Có một thói quen khiến ổ cắm điện bị quá tải mà người dùng dễ mắc phải đó là sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc trên một ổ cắm. Thông thường, tiêu chuẩn cho mỗi ổ cắm chỉ chịu được công suất tối đa là 3000W, nếu cắm quá nhiều thiết bị cùng lúc, tổng công xuất có thể lên tới 4000 – 5000W gây quá tải cho ổ cắm dễ xảy ra các hiện tượng chập cháy nguy hiểm.
Dây dẫn không đủ tải
Tiết diện của dây dẫn điện cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của hệ thống điện. Nếu bạn dùng dây dẫn điện có tiết diện quá nhỏ dây dẫn sẽ không đáp ứng được yêu cầu dẫn điện đến các thiết bị. Điều này khiến cho dây điện phải chịu tải quá lớn và sẽ tạo ra nhiệt lượng cao có thể đốt lớp vỏ bảo vệ ở ngoài gây ra sự cố chập cháy, nổ điện.
Aptomat không đạt công suất tải
Aptomat được sử dụng trong hệ thống điện để bảo vệ mạch điện và thiết bị khỏi những sự cố quá tải, ngắn mạch. Tuy nhiên, nếu sử dụng aptomat có mức định mức bảo vệ thấp hơn công suất định mức của các thiết bị điện sẽ gây ra hiện tượng aptomat nhảy liên tục gây phiền toái khi sử dụng.
Thói quen sử dụng không an toàn
Ngoài các vấn đề về thiết bị, một vài thói quen không tốt như sử dụng và sạc điện thoại cùng lúc hay không tắt các thiết bị điện công suất lớn khi không sử dụng trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ổ cắm điện bị quá tải tạo nên hiện tượng nóng, xẹt lửa, chập cháy, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Sử dụng ổ cắm kém chất lượng
Việc sử dụng các sản phẩm ổ cắm, phích cắm không rõ nguồn gốc trên thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Ổ cắm kém chất lượng thường sử dụng loại đồng tạp tái sinh thay cho đồng tốt, dùng các loại nhựa kém chất lượng không đủ khả năng chịu tải so với các thông số chuẩn dễ dẫn đến quá tải điện. Hãy chọn mua các loại ổ cắm của các nhà phân phối uy tín để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng.
Không lắp đặt CB chống giật
Trong quá trình lắp đặt, nhiều người không quan tâm đến việc trang bị CB chống giật sẽ dễ xảy ra tình trạng chập cháy khi mạng điện xảy ra sự cố quá tải điện. CB chống giật sẽ nhanh chóng phát hiện nếu có hiện tượng dòng rò trong mạch điện. Đồng thời, thiết bị này cũng tự động ngắt điện để bảo vệ thiết bị khỏi hư hại khi ổ cắm điện bị quá tải, chập mạch, ngắn mạch khi sử dụng.
3. Cách khắc phục ổ điện thông minh bị quá tải
Khi đã xảy ra hiện tượng quá tải ổ cắm điện, hãy tiến hành thay thế ổ cắm đã hư hỏng theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Trước khi tiết hành sửa chữa ổ cắm điện bị quá tải, bạn cần ngắn hết cầu dao điện và thử lại ổ cắm bằng bút thử điện để chắc chắn không còn dòng điện chạy qua.
Bước 2: Tháo mặt ổ cắm bị chập cháy
Sau khi ngắt điện, tiến hành tháo ổ cắm bằng cách vặn các ốc ở mặt trước ổ cắm, lấy phần khung nhựa đã bị hư hỏng ra và tháo dây điện ra khỏi ổ cắm.
Bước 3: Lắp ổ cắm mới
Nối dây điện với ổ cắm mới, lắp khung ổ cắm và bật lại cầu dao sau đó dùng bút thử điện để ổ cắm hoạt động lại bình thường hay chưa.
Video hướng dẫn:
4. 7 cách phòng tránh ổ điện thông minh bị quá tải
Để tránh lặp lại tình trạng ổ cắm điện bị quá tải bạn có thể áp dụng các kinh nghiệm sau:
Lựa chọn ổ cắm thông minh có thương hiệu uy tín
Nên lựa chọn sản phẩm ổ cắm từ các thương hiệu uy tín và đã qua kiểm chứng đảm bảo độ an toàn như Ezviz, Aqara, Tapo. Những ổ cắm từ các nhà sản xuất có danh tiếng thường được thiết kế với tiêu chuẩn cao hơn và sử dụng các loại vỏ chống cháy. Hơn nữa, các loại ổ cắm này thường tích hợp các tính năng tự động ngắt khi quá tải, quá nhiệt hoặc gửi thông báo đến điện thoại, giúp nâng cao an toàn cho người dùng.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại ổ cắm có thanh dẫn đồng nhất và có lò xo ép 2 bên để tiện lợi hơn khi sử dụng các loại phích cắm kích thước khác nhau. Các loại ổ cắm không có lò xo ép 2 bên rất nhanh hỏng, khó cắm và dễ gây đánh lửa rất nguy hiểm khi sử dụng.
Lắp đặt thêm các thiết bị bảo vệ điện và chống đột biến điện
Để hạn chế tình trạng ổ cắm điện bị quá tải, khi lắp đặt hệ thống điện trong nhà, bạn nên trang bị thêm các thiết bị bảo vệ điện như cầu dao điện, CB aptomat cho từng thiết bị điện. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các thiết bị như Lioa, UPS,… để làm ổn định dòng điện, tránh những sự cố chập cháy điện không mong muốn.
Hiện tại, trong ổ điện của nhiều nhà sản xuất đã được tích hợp bộ chống đột biến. Nếu thấy đèn trên ổ điện không còn sáng, đó là dấu hiệu để bạn thay ổ cắm mới.
Kiểm tra công suất thiết bị trước khi kết nối
Trước khi kết nối bất kỳ thiết bị nào vào ổ cắm thông minh, đảm bảo rằng công suất của thiết bị không vượt quá khả năng tải của ổ cắm. Bạn cũng có thể chia thiết bị điện theo các nhóm dựa trên công suất tiêu thụ:
- Nhóm thiết bị công suất lớn: bàn ủi (2800W), máy giặt (2200W), máy sấy (2100W), máy hút bụi (2000W),…
- Nhóm thiết bị công suất nhỏ: tivi (70W), đèn bàn học (5W), thiết bị mạng (10W), máy tính xách tay (160W),…
*Lưu ý: bạn không nên sử dụng hai thiết bị công suất lớn cùng lúc trên một ổ cắm sẽ dễ bị quá tải điện gây cháy nổ và nguy hiểm trong lúc sử dụng.
Không nối dài nhiều ổ điện từ 1 ổ gốc
Đôi khi, để sử dụng điện ở những vị trí cách xa ổ cắm, nhiều người có thói quen nối dài nhiều ổ điện từ một ổ cắm gốc. Thực tế, đây là một thói quen không tốt và có nhiều rủi ro bởi ổ cắm gốc sẽ phải làm quá mức dẫn đến quá tải. Thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng một ổ cắm từ một ổ và phân luồng các thiết bị điện để sử dụng tại những vị trí phù hợp nhất.
Tránh để thiết bị tiếp xúc với nước hoặc các nguồn nhiệt cao
Để đảm bảo an toàn, bạn cần tránh để thiết bị điện thông minh như ấm siêu tốc, bàn là… tiếp xúc với nơi ẩm ướt hoặc các nguồn nhiệt cao như nhà bếp, nhà tắm… Bạn cần đặt ổ cắm và thiết bị ở nơi khô ráo và thoáng mát như lắp ổ điện cách sàn nhà ít nhất 30cm, có giá kệ riêng để các thiết bị điện và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Nếu buộc sử dụng ở các vị trí ẩm ướt, bạn có thể lắp thêm nắp đậy chống giật, cách điện cho ổ cắm khi không sử dụng.
Tắt nguồn điện khi không sử dụng
Hãy tạo thói quen tắt nguồn điện khi không sử dụng thiết bị điện thông minh hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thiết bị tự ngắt khi sạc đầy. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn hạn chế nguy cơ rò điện hay việc ổ cắm điện bị quá tải.
Kiểm tra và bảo trì định kỳ ổ điện thông minh
Thường xuyên kiểm tra ổ cắm thông minh để phát hiện các dấu hiệu hỏng hóc. Nếu phát hiện ổ cắm có vấn đề, hãy ngừng sử dụng, kiểm tra và thay thế ổ cắm mới. Đây là cách mà ai cũng nên làm vừa để kiểm tra sự vận hành trơn tru của hệ thống điện vừa kịp thời sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết ổ cắm điện bị quá tải. Với cách khắc phục mà chúng tôi đề xuất, hy vọng, bạn sẽ áp dụng thành công và có những cách phòng tránh quá tải điện hiệu quả cũng như sử dụng ổ cắm một cách thông minh.