Hệ thống điện thông minh trong nhà – 5 điều nhất định phải biết

Hệ Thống Điện Thông Minh

Lắp đặt hệ thống điện thông minh là lựa chọn của nhiều hộ gia đình hiện đại ngày nay với mong muốn đảm bảo an toàn, chống cháy nổ, chống trộm. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết về cách thức hoạt động cũng như chi phí lắp đặt hệ thống điện nhà thông minh thế nào là tốt nhất. Hãy cùng AKIA SMART HOME tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hệ thống điện thông minh là gì?

Hệ thống điện thông minh trong nhà là một hệ thống tự động các thiết bị điện trong nhà, giúp người dùng có thể điều khiển, quản lý một cách dễ dàng và tiện lợi các thiết bị điện thông minh như: ổ cắm thông minh, cảm biến chuyển động, cảm biến chống cháy, cảm biến khói, cảm biến rung, camera, công tắc thông minh điều khiển rèm cửa và điều hòa,…. thông qua ứng dụng trên điện thoại smart phone, máy tính bảng hoặc bộ điều khiển trung tâm.

Tất cả các thiết bị điện này trong hệ thống sẽ được kết nối với nhau thông qua các giáo thức phổ biến hiện nay là: Zigbee, Z-Wave, Wifi hoặc Bluetooth.

Hệ Thống Điện Thông Minh Trong Nhà
Hệ thống điện thông minh trong nhà có thể lắp đặt ở hết các phòng/khu vực

Trong đời sống hiện nay, nhà thông minh đang ngày một trở nên phổ biến bởi những tiện nghi mà nó mang lại. Giải pháp nhà thông minh tích hợp các thiết bị thông minh cùng hệ thống công nghệ vào ngôi nhà để tự động hóa, điều khiển từ xa nhằm tạo dựng không gian sống an toàn, tiết kiệm điện năng, tối ưu hóa hoạt động của ngôi nhà. Ngoài ra, các thiết bị điện thông minh cũng được thiết kế đẹp mắt, giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

2. Có nên lắp đặt hệ thống điện thông minh gia đình?

Đầu tiên, nhiều bạn sẽ băn khoăn sử dụng “hệ thống điện thông minh trong nhà có an toàn không?”. Bạn có thể an tâm các thiết bị điện thông minh trong nhà luôn được thiết kế đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Tuy nhiên, đối với bất kỳ thiết bị điện tử nào bạn cũng nên tuân thủ các quy tắc an toàn cơ bản để tránh nguy hiểm cho người dùng và gia đình. Hệ thống điện này an toàn, nhưng có nên lắp đặt không? Hãy cùng AKIA SMART HOME tìm hiểu những ưu điểm hay lợi ích khi sử dụng ngay dưới đây mà nhiều người còn hiểu chưa đúng.

  • Tiết kiệm năng lượng điện, giảm tiền điện hàng tháng
  • Tăng tính tiện nghi cho ngôi nhà, tự động hoá mọi thiết bị thông minh
  • Tính an toàn (chống cháy nổ, chống trộm, chống giật,…), bảo mật cao
  • Tạo sự đẳng cấp và sang trọng
  • Điều khiển từ xa dễ dàng thông qua smartphone
Hệ Thống Điện Thông Minh Là Mạng Lưới Điện Trong 1 Khu Vực Nhất Định, Cho Phép Kết Nối Các Thiết Bị Thông Minh Với Nhau
Hệ thống điện thông minh là mạng lưới điện trong 1 khu vực nhất định, cho phép kết nối các thiết bị thông minh với nhau

Với những ưu điểm trên, các chuyên gia của AKIA SMART HOME khuyên bạn nên lắp đặt hệ thống điện nhà thông mình cho gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc với những gia đình bố mẹ thường xuyên phải đi làm con cái phải tự lập ở nhà. Chúng ta sẽ không thể kiểm soát hết được những rủi ro có thể xảy ra với con cái và bố mẹ nên khi có hệ thống điện thông minh trong nhà sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho bạn trong việc này.

>>> Việc lắp đặt hệ thống nhà thông minh cho chung cư không chỉ là một giải pháp hiện đại mà còn là một bước tiến quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay quy trình và những lưu ý khi thi công điện chung cư thông minh trong bài viết sau!

3. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống nhà thông minh

Bạn đã biết hệ thống điện nhà thông minh hoạt động như thế nào chưa? Về cơ bản, hệ thống điện thông minh cho gia đình sử dụng phương pháp kết nối tiêu chuẩn còn được gọi là Internet Protocol (IP) và các thiết bị giao tiếp với nhau thông qua 1 ngôn ngữ chung như Wifi, Zigbee, Z-Wave,… Hệ thống điện nhà thông minh được thiết kế gồm 2 bộ phận chính:

  • Trung tâm điều khiển: Được coi là bộ não của nhà thông minh, thiết bị này giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thiết bị và điều khiển toàn bộ hệ thống nhà.
  • Các thiết bị điện đầu cuối: Là những thiết bị được lắp đặt phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng như khoá cửa thông minh, hệ thống đèn, cảm biến rung, hệ thống camera an ninh,…
Minh Hoạt Nguyên Lý Hoạt Động Của Công Tắc Điện Thông Minh Của Lumi
Minh hoạt nguyên lý hoạt động của công tắc điện thông minh của Lumi, các thiết bị khác hoạt động tương tự

4. Nên làm hệ thống điện thông minh có dây hay không dây?

Hệ thống điện thông minh cho gia đình có 2 loại chính là có dây và không dây. Để trả lời được nên làm hệ thống thông minh nào tốt nhất sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng trong nhà và kết cấu mạng điện trong nhà. Trước tiên, AKIA sẽ giúp bạn phân tích những ưu nhược điểm và ứng dụng của từng loại hệ thống thông minh để có lựa chọn tốt nhất.

BẢNG TÓM TẮT SO SÁNH: 

Tiêu chí Hệ thống điện thông minh có dây Hệ thống điện thông minh không dây
Cách kết nối điều khiển Bộ điều khiển trung tâm

Thông qua mạng LAN

Thông qua các loại sóng mạng như Zigbee 3.0, Wifi hay Bluetooth
Tín hiệu Truyền tải nhanh và ổn định Có thể không ổn định phụ thuộc vào bộ điều khiển
Truyền tải thiết bị Có thể truyền tải nhiều thiết bị cùng 1 lúc mạnh mẽ Hạn chế về số thiết bị cùng 1 lúc
Yêu cầu kỹ thuật Đòi hỏi kỹ thuật viên có chuyên môn cao Quy trình nhanh, không dòi hỏi quá nhiều về chuyên môn cao
Chi phí lắp đặt Cao hơn lắp không dây Thấp hơn lắp có dây
Ứng dụng Phù hợp lắp ở các công trình lớn như: khách sạn, công ty, nhà xưởng,… Phù hợp lắp ở các công trình vừa và nhỏ, như: hộ gia đình, nhà nghỉ, phòng trọ, chung cư,…

Từ bảng so sánh nhanh này của AKIA SMART HOME, bạn có thể thấy mỗi hệ thống điện nhà thông minh dù có dây hay không dây cũng có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, đòi hỏi các yêu cầu chuyên môn cũng khác nhau. Vì thế, để quyết định được nên lắp hệ thống điện thông mình nào tốt nhất mời bạn tìm hiểu chi tiết dưới đây.

4.1. Hệ thống điện nhà thông minh có dây

Hệ thống điện thông minh cho gia đình có dây là hệ thống mà trong đó tất cả các thiết thiết bị được kết nối với bộ điều khiển trung tâm hoặc kết nối với nhau thông qua mạng LAN (Local Area Network) và thường được lắp đặt sau khi hoàn thiện phần khung nhà nhằm đi dây âm tường cho hệ thống.

ƯU ĐIỂM

  • Tín hiệu được truyền nhanh và ổn định.
  • Đảm bảo khả năng kết nối cho những công trình có diện tích lớn.
  • Khả năng truyền tải mạnh mẽ, có thể chịu tải nhiều thiết bị cùng 1 thời điểm.
  • Hạn chế rủi ro về chập điện khi đường truyền bị nghẽn.
Hệ Thống Điện Thông Minh Theo Hình Thức Kết Nối
Hệ thống điện thông minh có dây mang lại tính ổn định cho ngôi nhà

NHƯỢC ĐIỂM

  • Cần lắp đặt ngay sau khi hoàn thiện phần khung công trình
  • Quá trình lắp đặt phức tạp do cần phải khoan đục và đi dây ngầm.
  • Đòi hỏi kỹ thuật cao và bản vẽ kỹ thuật chi tiết.
  • Tốn thêm chi phí lắp đặt so với hệ thống thông minh không dây

Như vậy, hệ thống điện thông minh có dây phù hợp với những công trình lớn và thiết kế cao tầng cũng như đòi hỏi đường truyền mạng ổn định như công ty, khách sạn, nhà xưởng,…

Hệ Thống Điện Thông Minh Cho Gia Đình Theo Hình Thức Kết Nối
Hệ thống điện nhà thông minh có dây mang lại tính ổn định cho hệ truyền mạng

4.2. Hệ thống điện nhà thông minh không dây

Hệ thống điện thông minh không dây được kết nối với 1 thiết bị trung gian có vai trò liên kết và liên lạc với bộ điều khiển thông qua các loại sóng mạng như Zigbee 3.0, Wifi hay Bluetooth. Nhờ sự tiện lợi, hệ thống điện thông minh không dây được ưa chuộng hơn cả đối với các hộ gia đình.

ƯU ĐIỂM

  • Quá trình lắp đặt nhanh chóng, không tốn nhiều chi phí.
  • Quản lý dễ dàng và tiện lợi thông qua smartphone.
  • Phù hợp với nhiều mô hình nhà, mới xây hoặc đã sử dụng trong thời gian dài.
  • Thêm thiết bị dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, nội thất của nhà.
Hệ Thống Điện Thông Minh Cho Gia Đình Theo Hình Thức Kết Nối
Hệ thống điện nhà thông minh không dây mang đến trải nghiệm tiện lợi hơn cho người dùng

NHƯỢC ĐIỂM

  • Tín hiệu truyền mạng không ổn định, phụ thuộc vào bộ trung tâm điều khiển.
  • Thời gian hoạt động ngắn, cần thay pin trong quá trình sử dụng.
  • Tín hiệu giữa các thiết bị có thể bị nghẽn hoặc chậm tương tác khi bị quá tải.

Nhìn chung, hệ thống điện thông minh không dây phù hợp cho những công trình nhỏ, lẻ, không yêu cầu sử dụng quá nhiều thiết bị cùng lúc như hộ gia đình, nhà nghỉ, phòng trọ, chung cư,…

 

 

Hệ Thống Điện Thông Minh Cho Gia Đình Theo Hình Thức Kết Nối
Lắp đặt hệ thống điện thông minh không dây mang lại nhiều trải nghiệm lý thú cho người dùng

Điều khiển nhà thông minh bằng điện thoại từ xa ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, mang đến trải nghiệm an toàn và tiện nghi trong hệ sinh thái Smart Home. Chỉ với vài thao tác chạm, bạn có thể kiểm soát mọi thiết bị trong ngôi nhà của mình, từ ánh sáng, an ninh đến nhiệt độ, mang lại sự thoải mái và an toàn tuyệt đối bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

5. 7 hệ thống điện thông minh trong nhà cơ bản [Kèm giá]

Hệ thống điện nhà thông minh gia đình được chia thành 7 loại hệ thống cơ bản bao gồm bộ điều khiển trung tâm, hệ thống đèn thông minh, hệ thống công tắc & ổ cắm thông minh, hệ thống an ninh, hệ thống điều khiển rèm.

5.1. Bộ điều khiển trung tâm

Bộ điều khiển trung tâm là thiết bị trung gian kết nối các thiết bị điện thông minh được lắp đặt trong nhà với ứng dụng trên điện thoại để người dùng có thể thao tác từ xa. Một bộ điều khiển trung tâm thường có khả năng kết nối cùng lúc với khoảng 128 thiết bị con.

Thông thường, đây là thiết bị bắt buộc đối với các hệ sinh thái giao tiếp bằng sóng Zigbee 3.0 như Aqara hoặc Xiaomi. Một số sản phẩm hệ thống đèn điện thông minh cho gia đình chất lượng, giá thành phải chăng được nhiều người lựa chọn như:

Bộ Điều Khiển Trung Tâm Của Hệ Thống Điện Thông Minh
Bộ điều khiển trung tâm đóng vai trò như bộ não của ngôi nhà thông minh

5.2. Hệ thống đèn thông minh

Hệ thống đèn thông minh mang lại giải pháp chiếu sáng tối ưu cho người dùng với đa dạng các sản phẩm như đèn trần, đèn led, đèn cảm biến và đèn bàn. Không chỉ nổi bật với nguồn sáng tốt, ổn định, hệ thống đèn thông minh còn cho phép người dùng kiểm soát điện năng tiêu thụ cũng như điều chỉnh ánh sáng theo phong cách riêng của mình.

Thêm vào đó, đèn thông minh còn có nhiều chức năng thú vị khác:

  • Điều khiển từ xa bằng giọng nói thông qua hệ thống loa hoặc trợ năng thông minh (Google Assistant,…).
  • Hẹn giờ bật, tắt, thiết lập lịch trình cho đèn.
  • Thay đổi màu sắc đèn theo nhạc hoặc ứng dụng game.

Một số sản phẩm đèn điện thông minh cho gia đình nào cũng có, như:

Hệ Thống Đèn Thông Minh
Hệ thống đèn thông minh mang đến giải pháp ánh sáng tối ưu cho người dùng

5.3. Hệ thống công tắc thông minh

Hệ thống công tắc điện thông minh cho phép người dùng kết nối với các thiết bị điện trong nhà để điều khiển từ xa, hẹn giờ bật/tắt hay tạo kịch bản cho hệ thống đèn, lò sưởi, điều hoà, nóng lạnh,…

Một số sản phẩm công tắc thông minh đang rất được ưa chuộng hiện nay bao gồm:

Công Tắc Thông Minh Là Sản Phẩm Không Thể Thiếu Trong Hệ Thống Điện Thông Minh Cho Gia Đình
Công tắc thông minh là sản phẩm không thể thiếu trong hệ thống điện thông minh cho gia đình

5.4. Hệ thống an ninh thông minh

Hệ thống an ninh bao gồm các thiết bị như camera giám sát, khoá cửa thông minh, chuông cửa hay các loại cảm biến chống trộm,.. là một phần không thể thiếu trong hệ thống điện nhà thông minh giúp người dùng kiểm soát ngôi nhà dễ dàng bất cứ lúc nào và bất cứ đâu.

Bên cạnh đó, với chíp ghi nhớ cải tiến, các thiết bị an ninh sẽ ghi chép lại hoạt động của người dùng và thông báo lại nếu có điều bất thường, từ đó, tăng tính an toàn khi sử dụng. Một số sản phẩm tiêu biểu cho hệ thống an ninh bạn có thể tham khảo, như:

Hệ Thống An Ninh Thông Minh
Hệ thống an ninh thông minh giúp bảo vệ an toàn cho người dùng

5.5. Hệ thống điều khiển rèm thông minh

Được tích hợp kèm motor bên trong, hệ thống điều khiển rèm thông minh trong nhà có thể kết nối với bộ điều khiển trung tâm hoặc các thiết bị như công tắc, ổ cắm, đèn thông minh để tối ưu trải nghiệm người dùng.

Với thiết kế thông minh, cấu trúc hiện đại, hệ thống này cho phép người dùng thực hiện các thao tác từ xa thông qua smartphone như tự động đóng/mở, hẹn giờ rèm, giúp chống tia UV và tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng. Các sản phẩm điều khiển hệ thống rèm nổi bật như:

Hệ Thống Điều Khiển Rèm Thông Minh
Hệ thống điều khiển rèm thông minh mang lại sự tiện lợi cho ngôi nhà

5.6. Hệ thống điều khiển nóng lạnh thông minh

Hệ thống điều khiển nóng lạnh thông minh được kết nối thông qua công tắc hoặc ổ cắm thông minh chuyên dụng với công suất tối đa lớn, cho phép người dùng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các thành viên gia đình, tiết kiệm năng lượng và giảm hoá đơn tiền điện.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm điều khiển nóng lạnh thông minh sau:

Hệ Thống Điều Khiển Nóng Lạnh Thông Minh
Hệ thống điều khiển nóng lạnh thông minh giúp chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn

5.7. Hệ thống cảm biến thông minh

Hệ thống cảm biến thông minh hoạt động bằng cách thu thập dữ liệu từ người dùng và cảm biến các thay đổi vật lý, hoá học tại nơi thiết bị được lắp đặt. Các loại cảm biến thông minh cơ bản bao gồm:

  • Cảm biến hiện diện
  • Cảm biến rung
  • Cảm biến cửa
  • Cảm biến khói
  • Cảm biến chuyển động
  • Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm
  • …………

Không chỉ đem lại trải nghiệm cuộc sống an toàn và tiện lợi cho người dùng, việc sử dụng cảm biến trong hệ thống điện nhà thông minh còn giúp người dùng tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Một sản phẩm cảm biến thông minh bạn có thể cân nhắc bao gồm:

 

Hệ Thống Cảm Biến Thông Minh
Cảm biến nhà thông minh cảm nhận được thay đổi theo cách cài đặt của người dùng

So sánh các giải pháp nhà thông minh sẽ giúp bạn đưa ra phương án xây dựng nhà thông minh phù hợp. Vậy hiện nay đang có những giải pháp nhà thông minh nào? Các giải pháp nhà thông minh đó có những ưu – nhược điểm gì và đâu là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn? Tất cả các thông tin hữu ích và các đề xuất giúp bạn lựa chọn phương án nhà thông minh tối ưu nhất sẽ được đề cập trong bài viết: So sánh các giải pháp nhà thông minh. Đâu là lựa chọn TỐT NHẤT? 

6. Chi phí lắp đặt hệ thống điện thông mình cho gia đình

Có không ít yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt hệ thống điện thông minh trong nhà như:

  • Mức độ tiện ích: Tính năng càng phong phú, hiện đại, giá thành sản phẩm càng cao.
  • Số lượng thiết bị: Thông thường, cần tối thiểu 4 – 5 thiết bị để trải nghiệm cuộc sống thông minh, số lượng thiết bị càng nhiều, chi phí lắp đặt càng cao.
  • Chất lượng thiết bị: Chất lượng thiết bị được đánh giá theo nhiều tiêu chí như tuổi thọ, thương hiệu, số lượng người dùng,… Các sản phẩm có chất lượng thiết bị tốt, được nhiều đánh giá cao, giá thành sẽ càng cao.

Chi phí dự kiến lắp đặt hệ thống điện thông minh như sau:

  • Căn hộ 1 phòng: Chi phí dao động từ 6,000,000 – 7,000,000 VNĐ.
  • Căn hộ 2 phòng: Chi phí dao động 13,000,000 – 15,000,000 VNĐ.
  • Nhà phố, biệt thự. công trình diện tích vừa và lớn: Chi phí lắp đặt có thể lên đến 40,000,000 – 50,000,000 VNĐ.
Chi Phí Lắp Đặt Hệ Thống Điện Thông Minh
Chi phí lắp đặt hệ thống điện nhà thông minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố

>>> Để có thêm thông tin chi tiết về chi phí lắp hệ thống điện thông minh, mời bạn tham khảo bài viết sau.

7. Đơn vị cung cấp và thi công hệ thống điện thông minh cho gia đình uy tín

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp hệ thống điện thông minh thì đừng bỏ qua AKIA SMART HOME bởi đây không chỉ là đơn vị cung cấp và lắp đặt hệ thông điện thông minh cho gia đình uy tín, chất lượng mà còn có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

  • Bảo hành 18 tháng
  • Hỗ trợ trả góp 0%
  • Giao hàng nhanh trong 2h (Đối với TP. Hồ Chí Minh)
  • Cam kết chỉ bán hàng chất lượng tốt nhất, không tốt nhất định không bán

Như vậy, việc lắp đặt hệ thống điện thông minh là cần thiết cho các hộ gia đình và các công trình hiện đại nhằm tối ưu hoá sự tiện nghi của cuộc sống. Chỉ với mức phí phải chăng, người dùng có thể trang bị sự tiện lợi, tự động và an toàn cho không gian sống của mình.

AKIA SMART HOME – Chuyên cung cấp và thi công Smart Home chất lượng tốt nhất, phù hợp với từng nhu cầu khách hàng sử dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0