Cảm biến cửa sẽ giúp bạn kiểm soát tình hình an ninh trong nhà, bạn có thể biết được cửa đóng hay mở chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh. Cảm biến cửa có thiết kế nhỏ gọn thích hợp với mọi loại cửa mà không làm mất đi tính thẩm mỹ của cửa.

280.000
4.67 out of 5

Cảm biến cửa là một thiết bị trong hệ thống nhà ở thông minh hiện nay. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến thiết bị điện tử này thì hãy cùng AKIA tìm hiểu về những lợi ích, nguyên lý hoạt động và những loại cảm biến nào đang được sử dụng phổ biến trên thị trường nhé!

1. Cảm biến cửa là gì?

Cảm biến cửa là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống an ninh của smarthome. Nó có chức năng báo động cho bạn biết khi có người đột nhập vào nhà của mình.

Lúc này, cảm biến gắn cửa sẽ gửi tín hiệu nhận được về bộ điều khiển trung tâm (HC). HC xử lý tín hiệu và truyền dữ liệu về điện thoại, máy tính, ipad,…để thông báo, kích hoạt các hệ thống thiết bị “chống trộm” của chủ nhà hoạt động để cảnh báo.
Cảm biến đóng mở cửa được gắn vào cửa ra vào
Bộ cảm biến đóng mở cửa được gắn vào cửa ra vào

Cảm biến mở cửa được làm từ chất liệu nhựa có khả năng chống cháy PP, nhỏ gọn chỉ khoảng 36 x 36 x 15mm, khối lượng khoảng 30g. Được cấu tạo thành từ hai phần cơ bản, tạo thành một mạch thống nhất khi ở vị trí song song.

Khi có người mở cửa, hai bộ phận này tách rời ra và ngắt mạch, làm kích hoạt hệ thống báo động.

Sản phẩm liên quan:

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến báo mở cửa

Cảm biến gắn cửa được cấu tạo từ 2 phần tách rời nhau gồm có công tắc và nam châm. Cảm biến an toàn cửa tự động hoạt động thông qua kết nối giữa bộ điều khiển trung tâm (Hub) với kết nối Zigbee.

2.1 Cấu tạo cảm biến cửa

  • Công tắc (gắn trên khung cửa): Khi hai bộ phận của cảm biến ở cạnh nhau thì công tắc ở trạng thái đóng, có dòng điện chạy qua cửa cảm biến. Khi công tắc và nam châm ở cách xa nhau tức là cửa mở, mạch điện bị hở, hệ thống sẽ xác định tình trạng và gửi thông báo tới điện thoại của bạn.
  • Nam châm (được gắn trên cánh cửa): Nam châm có tác dụng kết nối với công tắc để phát hiện trạng thái đóng mở của cửa, từ đó phát tín hiệu thông báo đến chủ nhà.

Hai bộ phận này tách rời nhau nhưng làm việc một cách chặt chẽ dựa trên hoạt động đóng mở cửa hàng ngày để ra tín hiệu cảnh báo mỗi khi cửa được mở ra.

Cấu tạo cảm biến cửa từ gồm hai phần
Cấu tạo cảm biến cửa từ gồm hai phần

2.2. Nguyên lý hoạt động của bộ cảm biến đóng mở cửa

Cảm biến báo mở cửa kết nối với Wi-Fi và hoạt động thông qua một bộ điều khiển trung tâm. Ngoài bộ điều khiển trung tâm, cảm biến này có cấu tạo bao gồm công tắc và nam châm để xác định thời điểm mở hoặc đóng cửa.

Dòng điện được tạo ra khi cửa đang đóng
Dòng điện được tạo ra khi cửa đang đóng

Khi công tắc đóng tức là hai bộ phận cấu thành của cảm biến cửa đặt cạnh nhau và song song với nhau. Lúc này, sẽ có một dòng điện đi qua hai bộ phận và tình trạng cửa lúc này là đang đóng.

Khi công tắc mở tức là nam châm và công tắc đã tách rời nhau, khi đó, cảm biến phát hiện cửa được mở ra, tình trạng mạch hở, không xuất hiện dòng điện chạy qua. Trong trường hợp này, bộ điều khiển trung tâm sẽ nhận được một thông báo và cảnh báo đến điện thoại của bạn đồng thời sẽ có yêu cầu kích hoạt hệ thống báo động của ngôi nhà.

Cảm biến mở cửa sẽ có thông báo gửi đến điện thoại khi bạn thực hiện mở cửa
Cảm biến mở cửa sẽ có thông báo gửi đến điện thoại khi bạn thực hiện mở cửa

3. 6 loại cảm biến gắn cửa phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại cảm biến an toàn cửa tự động khác nhau và chúng được xếp vào các nhóm như dưới đây:

3.1 Cảm biến cửa gắn trên bề mặt (Surface-mount door sensors)

Đây là loại cảm biến phát hiện mở cửa phổ biến và được sử dụng nhiều trong các công trình hiện nay. Công tắc và nam châm là hai thành phần chính cấu tạo lên cảm biến. Cảm biến này có thiết kế rất nhỏ gọn và không cần thi công phức tạp nên rất phù hợp sử dụng trong các công trình dân dụng.

Cảm biến báo mở cửa gắn trên bề mặt với thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt
Cảm biến báo mở cửa gắn trên bề mặt với thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt

Loại cảm ứng cửa này hoạt động giống với các loại khác, tuy nhiên do đặc điểm cấu tạo nên chỉ lắp đặt nổi trên các bề mặt chứ không thể lắp đặt âm cửa nên rất phù hợp với các công trình nhà ở, căn hộ chung cư...

3.2 Cảm biến phát hiện mở cửa con lăn (Rollerball door sensors)

Cảm biến phát hiện mở cửa ra vào dạng con lăn có cấu tạo gồm hai con lăn hình cầu ở mỗi đầu công tắc và nam châm.

  • Khi cửa đóng, hai con lăn nằm cạnh nhau và mạch điện được đóng lại.
  • Khi cửa mở, dòng điện bị ngắt và tín hiệu mở cửa sẽ được gửi đến bạn.

Cảm biến cửa dạng con lăn thường được lắp vào các loại cửa gỗ do phải lắp âm phía trong cửa và không thể lắp trên bề mặt.

Lắp đặt cảm biến từ gắn cửa con lăn
Lắp đặt cảm biến từ gắn cửa con lăn

3.3. Cảm biến gắn cửa trượt trần (Overhead Door sensors)

Cảm biến mở cửa trượt trần hay còn gọi là cửa cuốn thường được đặt ở trên cùng hoặc dưới cùng của cửa. Tương tự như các loại cảm biến lắp trên bề mặt nhưng cảm biến trượt trần có nam châm lớn hơn để tránh báo động sai.

Khi cửa đóng sẽ có tín hiệu được cảnh báo do đó loại cảm biến này thường được sử dụng để lắp đặt cho cửa cuốn tại các ga-ra oto, hầm trung tâm thương mại, nhà kho…

Bộ cảm biến đóng mở cửa thông minh trượt trần tại cửa một nhà kho
Bộ cảm biến đóng mở cửa thông minh trượt trần tại cửa một nhà kho

3.4. Cảm biến cửa thông minh kéo (Pull-apart sensors)

Cửa cảm biến kéo thường được sử dụng trên các cổng trượt và cửa khẩn cấp. Cửa cảm biến kéo được làm bằng một nam châm và một ống rỗng. Khi cửa được mở, nó sẽ kéo nam châm ra khỏi ống để việc đóng cửa tự động không gây ra hiện tượng đóng mạch.

3.5 Cảm biến gắn cửa âm tường (Recessed sensors)

Cảm biến cửa ra vào âm tường là loại công tắc đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao cho kiến trúc ngôi nhà nên rất được ưa chuộng. Cảm biến này được lắp đặt ẩn vào trong cửa hoặc tường và không để lộ ra ngoài nên khó có thể nhìn thấy được.

Các chức năng và cấu tạo của cảm biến âm tường cũng giống các loại khác nhưng do lắp đặt kín nên đem lại tính thẩm mỹ cao, phù hợp sử dụng cho các vị trí trong nhà.

Cảm biến âm tường rất nhỏ gọn và kín đáo
Cảm biến âm tường rất nhỏ gọn và kín đáo

3.6. Cảm biến cửa quang điện (Photoelectric Door Sensor)

Đây là loại cảm biến báo mở cửa dựa trên hệ thống cảm biến bằng các chùm sáng. Tín hiệu hoặc báo động sẽ được gửi đến bộ điều khiển khi chùm sáng bị cắt. Cảm biến phát hiện mở cửa quang điện thường được sử dụng ở lối vào bãi đậu xe hoặc thang cuốn.

4. Lợi ích thiết thực của cảm biến cửa từ với nhà thông minh

Các thiết bị thông minh, cụ thể là cảm biến từ gắn cửa sẽ đem đến cho bạn sự tiện lợi trong cuộc sống và nhiều lợi ích khác. Một số lợi ích có thể kể đến là:

1. Bảo vệ người và tài sản gia đình bạn

Cảm biến phát hiện mở cửa thông minh giúp bạn biết được thời gian cửa được mở thông qua thông báo trên điện thoại từ đó có thể tránh được các nguy cơ ngôi nhà bị trộm bẻ khóa và xâm nhập trái phép. Đồng thời, việc theo dõi từ xa giúp bạn luôn yên tâm ngay cả khi đi du lịch hay công tác, bạn vẫn có thể dễ dàng nắm bắt tình hình tại nhà.

Hơn nữa, việc lắp đặt thiết bị chống trộm gắn cửa kết nối điện thoại sẽ đảm bảo an ninh cho khu vực bạn sinh sống, phòng tránh các rủi ro về trộm cắp và tạo cảm giác an toàn cho người thân và tài sản của bạn.

Thông báo thời gian mở cửa giúp bạn theo dõi ngôi nhà từ xa hiệu quả
Thông báo thời gian mở cửa giúp bạn theo dõi ngôi nhà từ xa hiệu quả

2. Cảm biến cửa tự động giúp kiểm soát người ra vào cửa từ xa

Việc sử dụng cảm biến mở cửa ngoài việc nhận được thông báo khi cửa được mở, bạn cũng có thể hẹn giờ mở cửa từ xa mà không phải tốn công sức di chuyển. Điều này rất tiện lợi mỗi khi bạn công tác xa nhà nhưng vẫn có thể mở cửa cho những người thân yêu của mình chỉ với một chiếc điện thoại thông minh.

Đặc biệt, khi nhà bạn có người già và trẻ nhỏ thì thiết bị này sẽ hỗ trợ bạn kiểm soát họ trong vùng an toàn.

3. Cảm biến báo mở cửa - Quản lý đóng/mở cửa dễ dàng và tiện lợi

Với thiết bị cảm biến an toàn cửa, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và quản lý các cửa trong ngôi nhà của mình để biết chúng đã được đóng hết hay chưa. Đặc biệt, khi ngôi nhà của bạn có nhiều phòng hoặc nhiều tầng và việc di chuyển lên từng phòng sẽ rất mất thời gian. 

Vậy nên, khi sử dụng cảm biến cửa từ, thiết bị này sẽ có chức năng quản lý tình trạng đóng/mở của cửa và hiển thị trên ứng dụng theo dõi. Bạn có thể biết được những nơi cửa chưa đóng thông qua ứng dụng trên điện thoại mà không cần tốn công sức đi kiểm tra.

4. Cảm biến đóng mở cửa - Tự động hoá các thiết bị điện trong nhà

Thêm 1 lợi ích nữa khi dùng cảm biến gắn cửa thông minh kết hợp với các thiết bị điện smarthome khác sẽ tạo ra một hệ sinh thái tự động. Các thiết bị thông minh này giúp bạn kiểm soát và điều khiển các thiết bị điện trong nhà. Tự động hóa toàn bộ thiết bị điện, giúp cuộc sống tiện nghi hơn. Đây là điểm khác biệt của loại cảm biến cửa thông minh với các loại cảm biến cửa công nghiệp khác.

Cảm biến cửa ra vào đem lại cho bạn sự tiện lợi trong cuộc sống khi có thể theo dõi người ra vào, quản lý đóng mở cửa dễ dàng. Đây còn là giải pháp tăng độ an toàn cho ngôi nhà của bạn, phòng tránh các trường hợp có kẻ xấu đột nhập, giảm nguy cơ bị trộm cắp tài sản.

Kiểm soát tình trạng đóng/ mở cửa ngay trên điện thoại
Kiểm soát tình trạng đóng/ mở cửa ngay trên điện thoại

5. Hướng dẫn cài đặt cảm biến từ mở cửa trên App điện thoại

Để có thể kết nối bộ cảm biến đóng mở cửa với điện thoại bạn thực hiện theo các bước như sau:

5.1 Kết nối cảm biến cửa thông minh với mạng WiFi

Bước 1: Kết nối cảm biến báo mở cửa với mạng Wi-Fi thông qua ứng dụng của nhà sản xuất là điều đầu tiên bạn cần làm. Việc kết nối này rất đơn giản và sẽ giúp cảm biến cửa thông minh dễ dàng thông báo đến bạn khi có sự cố.

Bước 2: Bạn vào ứng dụng của nhà sản xuất trên điện thoại và bấm dấu (+) để thêm vào ứng dụng các thiết bị mới. Tìm cảm biến cửa trên ứng dụng (Door Sensor).

Bấm vào dấu cộng trên góc màn hình
Bấm vào dấu cộng trên góc màn hình

Bước 3: Bấm giữ nút reset trên cảm biến từ cửa đưa về trạng thái chờ kết nối

Trạng thái chờ kết nối
Trạng thái chờ kết nối cảm biến mở cửa tự động

5.2. Sử dụng chất kết dính và gắn để gắn cảm biến từ cửa

Dùng chất kết dính để gắn hai bộ phận của cảm biến lên khung và cánh cửa nhà. Bạn phải gắn chúng nằm cạnh nhau, chỉ có một khoảng trống nhỏ giữa hai bộ phận.

Lưu ý: Khoảng cách giữa chúng không được quá xa hoặc không thẳng hàng với nhau. Vì như vậy các nam châm sẽ không thể tương tác với nhau, mạch sẽ dễ bị hở và công tắc luôn gửi cảnh báo mở cửa tới bộ điều khiển trung tâm.

Bước 1: Lắp cảm biến từ mở cửa lên khung cửa

Lắp cảm biến vào cửa
Lắp cảm biến vào cửa

Bước 2: Kiểm tra hoạt động của cảm biến từ cửa bằng cách xem trạng thái trên app

Kiểm tra hoạt động trên app
Kiểm tra hoạt động cảm biến mở cửa tự động trên app

6. 6 Cách kết hợp cảm biến gắn cửa với thiết bị thông minh khác

6.1. Cảm biến an toàn cửa tự động + Rèm thông minh

Cảm biến mở cửa tự động và rèm thông minh là một sự kết hợp rất tiện ích. Hệ thống rèm có thể tự động kéo vào ngay khi bạn đóng cửa ra khỏi nhà và tự động mở ra khi bạn trở về. Ngay khi cửa mở, hệ rèm thông minh sẽ nhận được tín hiệu, bạn không cần động tay làm công việc kéo rèm nhàm chán mà chúng sẽ tự động đóng mở ngay khi bạn bước vào nhà.

6.2. Cảm biến từ cửa + Công tắc thông minh

Sự kết hợp này rất phổ biến trong các công trình từ nhà ở đến các văn phòng, bệnh viện, trường học… Khóa cửa cảm biến vân tay kết hợp với công tắc thông minh giúp tiết kiệm được điện năng sử dụng. Chúng hoạt động với nhau tạo ra hệ thống ánh sáng tự động khi có người đi đến và tắt khi không không có người đi lại.

Khi cảm biến từ mở cửa vào nhà đèn sẽ bật sáng thông qua công tắc thông minh, ngược lại khi ra khỏi nhà đóng cửa đèn trong nhà sẽ tự động tắt, tránh trường hợp bạn quên tắt đèn hoặc phải tốn thời gian để đi tắt đèn từng khu vực.

6.3. Cảm biến cửa tự động + Đèn thông minh

Khi cảm biến cửa kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà, đèn hành lang, bạn sẽ không cần phải tìm công tắc bật điện mỗi khi về nhà vào buổi tối. Bạn chỉ cần mở cửa, tín hiệu sẽ được gửi đi và hệ thống đèn sẽ tự động bật lên ngay khi bạn bước vào.

Đèn kết hợp với cảm biến cửa sẽ tự mở khi có người vào nhà
Đèn kết hợp với cảm biến từ cửa sẽ tự mở khi có người vào nhà

6.4. Cửa cảm biến + Hub có chuông báo động

Sự kết hợp này sẽ giúp bạn nhận biết cửa mở thông qua tiếng chuông báo động. Mỗi khi có ai đó mở cửa thì tiếng chuông sẽ vang lên. Nếu bạn không tiện cầm điện thoại để nhận thông báo từ phần mềm thì vẫn có thể biết được rằng có người đang bước vào nhà. Ngoài tính năng chống trộm đột nhập thì sự kết hợp này rất phù hợp sử dụng cho cở sở kinh doanh, cửa hàng… khi chuông báo nhân viên sẽ biết có người vào để tiến ra cửa đón khách. 

6.5. Cảm biến cửa tự động + Camera

Cảm biến cửa kết nối với hệ thống camera trong nhà tạo ra một hệ thống làm việc luân phiên. Khi bạn rời khỏi nhà, cửa bị đóng lại, cảm biến cửa lúc này sẽ ra tín hiệu để camera hoạt động ghi hình ngay khi bạn rời nhà. Hoặc khi cửa mở, camera sẽ gửi thông báo ngay lập tức cho bạn.

6.6. Bộ cảm biến đóng mở cửa + Bộ điều khiển hồng ngoại

Cảm biến từ cửa kết hợp với hệ thống điều khiển hồng ngoại là sự kết hợp tối ưu và rất tiện lợi. Cảm biến sẽ phát tín hiệu để thực hiện các kịch bản tự động như bật máy lạnh, tivi… ngay khi bạn bước vào nhà hoặc vào phòng. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức vừa mang đến trải nghiệm thư giãn tối đa cho bạn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

7. 6 điều cần lưu ý khi chọn mua cảm biến cửa ra vào

Một số điều bạn cần lưu ý khi mua cảm biến đóng mở cửa để có thể chọn được loại cảm biến phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

1. Cảm biến cửa ra vào có dây và không dây

Cảm biến từ cửa ra vào có dây thường nhận báo động thông qua hệ thống dây cứng trong khi cảm biến không dây sử dụng tín hiệu RF không dây. Tùy vào quy mô và mục đích công trình để bạn cân nhắc và đưa ra những lựa chọn phù hợp với nhu cầu.

Đối với các công trình dân dụng như căn hộ chung cư, nhà riêng…diện tích không quá lớn và nhu cầu của chủ nhà không quá cao thì có thể cân nhắc lắp 1 hoặc 2 cảm biến có dây vừa tiện lợi vừa phù hợp với túi tiền.

Đối với các công trình lớn, cần lắp đặt nhiều cảm biến, những địa điểm có nhiều người qua lại, bạn nên lựa chọn loại cảm biến cửa không dây để đảm bảo sự gọn gàng và tính thẩm mỹ cao hơn.

2. Cách gắn cảm biến cửa

Trước khi mua cảm biến cửa ra vào, bạn cần xem xét cấu trúc nơi định lắp đặt cảm biến cửa thông minh để lựa chọn loại cảm biến phù hợp. Các loại cảm biến có nguyên lý hoạt động khác nhau thì cách lắp đặt cũng sẽ khác nhau. Để tiện cho việc sử dụng lâu dài và hiệu quả, bạn nên tìm hiểu cách lắp đặt của từng loại để chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với mình.

3. Mục đích sử dụng cảm biến cửa thông minh

Bạn nên dựa vào mục đích sử dụng để đưa ra những sự lựa chọn đối với cảm biến cửa. Nếu muốn kết hợp cảm biến cửa với các thiết bị thông minh khác trong nhà thì hãy tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân đã từng sử dụng hoặc lắng nghe tư vấn từ đội ngũ nhân viên bán hàng có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm để chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng.

4. Vị trí sử dụng bộ cảm biến đóng mở cửa

Các vị trí nên lắp đặt cảm biến đóng mở cửa là cửa ra vào, cửa phòng, cửa sổ, cửa nhà kho hay những nơi có lưu lượng người qua lại cao khác bởi ở những vị trí này, cảm biến cửa sẽ có tầm nhìn tốt bao quát căn phòng và phát huy được tốt nhất tính năng của mình.

Bạn không nên lắp cảm ứng cửa vào những vị trí gần nguồn nhiệt như bộ tản nhiệt, lò nướng, đèn chiếu sáng bởi những sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của cảm biến cửa.

5. Khoảng cách gắn cảm biến và nam châm

Giữa cảm biến và nam châm cần đảm bảo khoảng cách tối đa là 22mm. Nếu khoảng cách quá lớn, hai bộ phận này sẽ không kết nối được với nhau và hệ thống sẽ không hoạt động. Cần chú ý khoảng cách này trong quá trình lắp đặt để tránh phải sửa chữa những lỗi không đáng có về sau.

8. Chính sách mua hàng, giao nhận hàng hóa, bảo hành 

Nằm đem đến những trải nghiệm thú vị cho mỗi khách hàng trong chính ngôi nhà thân yêu của, AKIA Smart Home luôn quan tâm tới nhu cầu và mong muốn của khách. AKIA luôn nỗ lực không ngừng để mang đến những giải pháp thiết thực phù hợp với từng nếp sinh hoạt của mỗi gia đình mà vẫn tiết kiệm chi phí.

1. Chính sách bảo hành rõ ràng, uy tín

AKIA cam kết bảo hành trong 12 tháng, nếu có lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình sử dụng thì bạn hãy đem sản phẩm đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ nhanh nhất. Thời gian sửa chữa sẽ kéo dài tối đa 15 ngày trừ trường hợp cần chờ nhập linh kiện thay thế thì bạn sẽ được nhân viên tư vấn và giải thích rõ ràng

Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm cụ thể về chính sách bảo hành và đổi trả TẠI ĐÂY

2. Hỗ trợ thanh toán nhanh - tiện lợi

Không chỉ cam kết giá tốt, hàng chính hãng 100%, AKIA còn hỗ Trợ trả góp tín dụng lãi suất 0%, giúp hiện thực hóa giấc mơ cuộc sống tiện lợi - tiện nghi cho mọi gia đình Việt Nam.

3. Chính sách giao hàng

Về chính sách giao hàng, hiện tại, AKIA đã có chính sách hỗ trợ giao hàng trên toàn quốc. Dù bạn ở tỉnh thành nào trên đất nước Việt Nam thì chúng tôi cũng sẽ giao hàng đến tận tay của bạn.

  • Đối với khách hàng ở trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thời gian giao hàng dự kiến sẽ mất khoảng 01 – 02 ngày làm việc.
  • Đối với khách hàng ở ngoại tỉnh thì thời gian giao hàng dự kiến sẽ mất khoản 03 – 07 ngày kể từ lúc bạn có phát sinh đơn hàng.

Khách hàng có thể kiểm tra và theo dõi tình trạng đơn hàng rất dễ dàng tại website.

Đặc biệt, AKIA Smart Home hỗ trợ giao hàng nhanh chỉ trong 2h (Địa bàn Hồ Chí Minh)

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

AKIA Smart Home luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

Hy vọng những điều AKIA chia sẻ về cảm biến cửa trong bài viết sẽ là một gợi ý cho bạn nếu bạn đang tìm kiếm hệ thống cảm biến an toàn cửa tự động. Hãy là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn những thiết bị thông minh cho ngôi nhà của mình để tận hưởng tiện nghi cuộc sống. Hãy để công nghệ phục vụ bạn.

0